Bàn giải pháp giữ và phát triển nguồn gen quý, hiếm của Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phải tiếp tục bổ sung nguồn gen đặc sản quý, hiếm đồng thời bảo tồn và phát triển cho được nguồn gen đã có trong danh mục, ngăn chặn tình trạng thất thoát nguồn gen là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long tại hội thảo về bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen của tỉnh Nghệ An.

Sáng 29/6, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội thảo Đánh giá kết quả công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014-2020 và xây dựng định hướng giai đoạn 2021- 2025. Các đồng chí: Bùi Đình Long- Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Nghĩa Nhạc - Phó Giám đốc Sở KH&CN đồng chủ trì hội thảo.

Hội thảo diễn ra sáng 29/6 tại TP Vinh. Ảnh: Quang An
Hội thảo diễn ra sáng 29/6 tại TP Vinh. Ảnh: Quang An

Nguồn tài nguyên quý giá

Thực hiện đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen từ năm 2014- 2020, Nghệ An đã thu thập 40 nguồn gen quý, hiếm, là những nguồn tài nguyên cây trồng, vật nuôi và dược liệu quý báu không những có giá trị về mặt nghiên cứu khoa học mà còn có giá trị rất lớn về phát triển KT- XH tại địa phương nơi có nguồn gen.
Trong 6 năm qua, UBND tỉnh đã phê duyệt bổ sung 17 nguồn gen loài cây dược liệu và cây lương thực quý, hiếm vào danh mục, góp phần bảo tồn và phát triển một số nguồn gen đang có nguy cơ bị mất; khôi phục và bảo vệ một số nguồn gen được xác định ưu tiên, các nguồn gen đang bị giảm về số lượng  trong sản xuất, đặc biệt một số nguồn gen quý hiếm của một số giống cây trồng bản địa và giống dược liệu quý hiếm Sâm Puxailaileng, đẳng sâm, chè hoa vàng…
Đặc biệt, từ kết quả bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi và dược liệu, một số loài dược liệu quý, đặc hữu của Nghệ An đã chuyển sang khai thác, phát triển và tạo sản phẩm thương mại, như cây trà hoa vàng Quế Phong, dây thìa canh, giảo cổ lam…, từ các sản phẩm chế biến đã góp phần nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế cho nguồn gen dược liệu.
PGS- TS Phạm Công Hoạt- Bộ KH&CN phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quang An
PGS, TS Phạm Công Hoạt - Bộ KH&CN phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quang An

Gắn bảo tồn với phát triển sản phẩm thương mại

Phát biểu kết luận tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long nhấn mạnh: Cần nhìn ra các vấn đề tồn tại của giai đoạn 2014- 2020 để từ đó có giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đó là số lượng nguồn gen quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Nghệ An cần được bảo tồn cũng như đối tượng nguồn gen dược liệu bản địa quý, hiếm đã được phát hiện để đưa vào danh mục. Đặc biệt, hiện nay công tác bảo tồn nguồn gen mới chỉ tập trung vào thu thập, bảo tồn, lưu giữ nguồn gen mà chưa làm được nhiều các nội dung nghiên cứu, đánh giá nguồn gen. 
Trong khi cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ công tác này còn hạn chế, thì kinh phí còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhà nước.
Ngành KHCN và các địa phương liên quan cần có giải pháp huy động sự tham gia, chung tay của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là tạo nguồn kinh phí từ chính các hoạt động bảo tồn và khai thác nguồn gen dược liệu. 
Bên cạnh đó, từng địa phương phải xây dựng chi tiết quy hoạch để xác định được ưu tiên phát triển loài dược liệu mà địa phương có lợi thế. Đẩy mạnh kết hợp công tác bảo tồn với khai thác, phát triển và sản xuất thử nghiệm thành sản phẩm thương mại. 
Đồng chí Bùi Đình Long yêu cầu không để thất thoát nguồn gen của tỉnh/. Ảnh: Quang An
Đồng chí Bùi Đình Long yêu cầu không để thất thoát nguồn gen của tỉnh. Ảnh: Quang An

Giữ gìn và phát triển quỹ gen

 “Cần tiếp tục điều tra, bổ sung nguồn gen đặc sản quý, hiếm trên nhiều địa bàn. Tiếp tục bảo tồn, duy trì, khai thác và phát triển được nguồn gen đã được đưa vào danh mục, đảm bảo cung cấp vật liệu khởi đầu cho công tác nghiên cứu di truyền và chọn tạo giống. Ngăn chặn tình trạng thất thoát nguồn gen trong tự nhiên cũng như trong sản xuất.
Đồng thời, xây dựng quy hoạch, chiến lược về công tác bảo tồn nguồn gen động, thực vật và vi sinh vật. Các địa phương, đặc biệt là các huyện Miền Tây phải sớm có kế hoạch tổng thể và hành động cụ thể trong quản lý, bảo tồn và khai thác nguồn gen thời gian tới”- đồng chí Bùi Đình Long nhấn mạnh.
Tại hội thảo, nhiều thông tin cũng đã được đưa ra thảo luận như: Đánh giá kết quả thực hiện đề án khung quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh; kết quả và giải pháp nghiên cứu, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây dược liệu, nguồn gen cây trồng; duy trì, đánh giá và phát triển nguồn gen cây lương thực, cây ăn quả và thủy sản.
Trà hoa vàng, đặc sản của Quế Phong Nghệ An. Ảnh tư liệu
Trà hoa vàng, đặc sản của Quế Phong Nghệ An. Ảnh tư liệu 

Trong 40 nguồn gen quý hiếm được điều tra thu thập từ năm 2014 đến nay ở Nghệ An, ở nhóm cây dược liệu có: gen cây Mú Từn, trà hoa vàng, Đẳng sâm, cây quế Quỳ, cây dược liệu Ba kích… Nhóm cây lương thực có: gen giống lúa tẻ thơm Khẩu cháo hom, Khẩu chắm lao, nếp rồng. Nhóm nguồn gen vật nuôi hiện có quỹ gen trâu Thanh Chương, nguồn gen ngan trâu Con Cuông, gen ngựa Mường Lống, gen gà trụi lông cổ của đồng bào H’Mông... Theo Sách đỏ Việt Nam, trong đó có 1 loài ở mức rất nguy cấp, 9 loài ở mức nguy cấp và 9 loài ở mức sắp nguy cấp). Theo Nghị định 32/2006 của Chính phủ, có 2 loài ở nhóm IA, 6 loài nhóm IIA. Và theo Danh lục đỏ cây thuốc, có 1 loài ở mức rất nguy cấp, 9 loài nguy cấp và 12 loài ở mức sắp nguy cấp.

tin mới

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

(Baonghean.vn) -Thực hiện Kế hoạch mở đợt kiểm tra cao điểm về hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là IUU), chiều 28/3, đoàn công tác Ban chỉ đạo IUU của tỉnh tiến hành kiểm tra tại địa bàn Quỳnh Lưu và TX. Hoàng Mai.

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.