Báo cáo nhanh tthiệt hại do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 8 gây ra (từ 17 - 22/9/2013) trên địa bàn Nghệ An
(Công điện số 449/BC-UBND.NN ngày 22/9/2013 của UBND tỉnh Nghệ An)
Kính gửi : Thủ tướng Chính phủ
UBND tỉnh Nghệ An xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình mưa lũ, công tác triển khai phòng chống, khắc phục hậu quả và tình hình thiệt hại do hoàn lưu bão số 8 gây ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tính đến 9 giờ 00 ngày 22/9/2013 như sau:
I. Tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Do ảnh hưởng của bão số 8 nên ở Nghệ An từ ngày 17 đến ngày 21/9/2013 đã có mưa to đến rất to. Tổng hợp lượng mưa từ ngày 17/9 đến 13 giờ ngày 21/9/2013 phổ biến từ 200 đến 390mm; cụ thể tại một số vị trí như sau: Quỳ Hợp 279mm, Nghĩa Khánh 374mm, Con Cuông 388,6mm, Đô Lương 309mm, Yên Thượng 393mm, Nam Đàn 336mm, Vinh 226mm và Quỳnh Lưu 300mm và Cửa Hội 195mm.
Hiện nay Lũ trên các sông ở Nghệ An đang lên, mực nước ở trạm thủy văn Nam Đàn lúc 7 giờ ngày 22/9/2013 là 7,25m dưới mức báo động III là 0 65m.
II. Tình hình tàu thuyền
Theo báo cáo nhanh số 01/BC-CHCN của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An, tính đến 6 giờ ngày 21/9/2013như sau:
Tỉnh Nghệ An có 4.037 phương tiện/23.128 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản.
- Phương tiện đang hoạt động vùng ven biển Nghệ An: 214 phương tiện/1.242 lao động
- Phương tiện đang hoạt động ngoại tỉnh và vùng đánh cá chung: 47 phương tiện/345 lao động
- Các phương tiện đều đã nhận được thông báo về vị trí, hướng đi của bão Usagi
III Thiệt hại ban đầu
1. Thiệt hại về người:
Số người chết và mất tích là 11 người của các huyện Yên Thành, Nghi Lộc,Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và Thanh Chương, cụ thể tại bảng chi tiết:
2. Thiệt hại về tàu thuyền trên biển
Theo báo cao cả BCH Bộ đội biên phòng tỉnh, Tàu Thành Đạt 06 rời cảng Lệ Môn - Thanh Hóa lúc 11 giờ ngày 17/9/2013 đi Trung Quốc vào hồi 09 giờ ngày 19/9/2013, bị tai nạn tại tọa độ 19043'34" vĩ độ Bắc, 108032'94" kinh độ Đông, do hoàn lưu của bão số 8, gió giật mạnh, sóng cấp 8, cấp 9 làm phần mũi tàu bị hư hỏng, có hiện tượng chìm phía mũi, tàu không khắc phục được. Tàu Thành đạt 06 bị chìm, các thuyền viên trên tàu đã nhảy xuống khỏi tàu và được tàu Hải Phương - Hải Phòng cứu toàn bộ thuyền viên trên tàu đưa vào đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Hiện chưa biết tình hình về tàu này đã chìm hay chưa vì khi các thuyền viên xuống biển tàu vẫn chưa chìm, Công ty đang điều tàu của công ty ra vị trí để tìm kiếm.
3. Sản xuất nông nghiệp
Lúa Hè thu đã thu hoạch được khoảng 97% diện tích. Mưa lớn từ ngày 17 đến ngày 21/9/2013 đã làm ngập nhiều diện tích nông nghiệp cây trồng vụ đông, rau màu và nuôi trồng thủy sản ở các huyện trung du, đồng bằng ven biển, hiện nay theo báo cáo ban đầu của 5 huyện Anh Sơn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Nghi Lộc báo cáo diện tích nông nghiệp và thủy sản bị ngập như sau: Lúa 1073,2 ha; ngô và rau màu 2882,6 ha; mía 311 ha, sắn 61ha, cây công nghiệp và cây ăn quả 410,1 ha; diện tích nuôi trồng thủy sản 278,5 ha.
4. Công trình giao thông, thủy lợi và các cơ sở hạ tầng
Hiện nay các địa phương đang kiểm tra rà soát. Bước đầu theo báo cáo nhanh của huyện Yên Thành, Tân Kỳ, Nghi Lộc, Quỳ Hợp: Đập thủy lợi bị hư hỏng 2 cái, cống bị hỏng 1 cái, phai tạm bị cuốn trôi và hư hỏng 10 cái; đường giao thông bị sạt lở 9055m, cầu tràn loại nhỏ bị hư hỏng 4 cái, cầu tạm bị hỏng 4 cái, cống qua đường loại nhỏ bị hư hỏng 17 cái.
IV. Công trình đê điều và hồ đập
- Công trình đê điều và hồ đập chưa có sự cố gì xẩy ra hiện nay các địa phương có đê đang thực hiện việc tuần tra canh gác.
- Hồ đập: Hiện nay 625 hồ đập đang đảm bảo an toàn. Việc tích nước để dự trữ các hồ đập đang đạt từ 60% đến 1 00%. Các hồ lớn như hồ sông Sào đang xả lũ 2/3 cửa, hồ vực Mấu xả lũ 2/5 cửa.
- Trong thời gian qua một số địa phương đã xử lý an toàn hồ đập bằng cách hạ tràn như đập Đá Hàn huyện Nam Đàn, hồ Nghi Công và hồ Khe Làng - Nghi Lộc. Đặc biệt là việc chỉ đạo xử lý giờ đầu sự cố đập Đá Hàn ở huyện Nam Đàn:
Đập Đá Hàn, xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn hiện đang trong giai đoạn thi công nâng cấp (đã hoàn thành 70% khối lượng công việc), vào ngày 13/9/2013 đã xuất hiện một số vị trí thẩm lậu sau thân đập. BCH PCLB-TKCN tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Nam Đàn, Ban quản lý dự án công trình triển khai một số biện pháp xử lý giờ đầu như làm lọc hạ lưu và chuẩn bị các phương án cứu hộ, sơ tán dân. Đặc biệt, tối ngày 19/9/2013 , do lượng mưa quá lớn chảy về công trình, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Nam Đàn đã chỉ đạo hạ cao trình tràn Ophixerop để hạ thấp mực nước, đảm bảo an toàn cho công trình. Hiện nay công tác hạ đỉnh tràn đã hoàn thành, các vị trí thấm lậu đã được xử lý và không còn gây nguy hiểm cho thân đập, các lực lượng của huyện đang túc trực 24124 giờ để sẵn sàng ứng cứu.
V. Công tác triển khai cứu hộ cứu nạn (vụ xe ô tô bị trôi)
UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Công điện khẩn số 23/CĐ.UBND-NN hồi 11 giờ ngày 20/9/2013 yêu cầu các địa phương dọc sông Hiếu và sông Lam, các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan triển khai các công tác trên kiếm cứu nạn.
Văn phòng thường trực BCH PCLB - TKCN tỉnh đã có Công văn số 57/CV.PCLB ngày 20/9/2013 đề nghị Bộ tư lệnh Quân khu 4 hỗ trợ TKCN.
Ban chỉ huy PCLB - TKCN đã có công điện số 161CĐ-BCH&TKCN hồi 15 giờ ngày 21/9/2013 yêu cầu các địa phương dọc sông Hiếu và sông Lam, các sở, ban,
ngành cấp tỉnh có liên quan tiếp tục triển khai các công tác trên kiếm cứu nạn.
Từ sáng ngày 20/9, tại hiện trường vụ tai nạn, đồng chí Huỳnh Thanh Điền, Phó chủ tịch UBND tỉnh, đ/c Hà Tân Tiến, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, trực tiếp chỉ huy UBND huyện Nghĩa Đàn, một số Sở, Ngành cấp tỉnh cùng các lực lượng triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn.
Lực lượng tham gia TKCN bao gồm 85 cán bộ chiến sỹ (Bộ CHQS tỉnh 30 người, Ban CHQS huyện Nghĩa Đàn 35 người, Ban CHQS thị xã Thái Hòa 20 nguồn và 11 thợ lặn (huyện Nghĩa Đàn 6 người, thị xã Thái Hòa 5 người). Các phương tiện TKCN gồm 02 xuống máy ST660 của Bộ CHỌS tỉnh, 02 xuồng ST450 của Ban CHỌS huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa, 01 máy phát điện đèn chiếu của Bộ CHQS tỉnh, 04 máy dò mìn công binh của Quân khu 4 (hiện triển khai 03 chiếc), 6 thuyền máy của nhân dân trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn và sáng nay 2 1 /9 UBND tỉnh đã tăng cường thêm tổ lặn (7 người) từ huyện Hưng Nguyên lên để cùng tham gia.
Chiều ngày 20/9, đ/c Nguyễn Xuân Đường - Chủ tịch UBND tỉnh và đ/c Huỳnh Thanh Điền, Phó chủ tịch đã cùng đoàn cán bộ UBND tỉnh, UBND huyện Nghĩa Đàn và đại diện một số Sở, Ban, ngành cấp tỉnh đi thăm hỏi các gia đình nạn nhân, trước mắt hỗ trợ cho mỗi nạn nhân 7,5 triệu đồng (4,5 triệu đồng từ ngân sách tỉnh và 3 triệu đồng từ Ban ATGT).
Kết quả tìm kiếm: đến 7 giờ 15 phút sáng 22/9/2013 đã tìm thấy xe và bước đầu soi thấy 4 thi thể bị nạn (Nguyễn Thị Nhâm, Phan Thị Dụng, Trần Thị Nga, Võ Thị Linh), cách vị trí xẩy ra tai nạn khoảng 300m về phía hạ lưu, 1 người còn lại vẫn chưa tìm thấy. Hiện nay các lực lượng chức năng cùng địa phương đã tiến hành trục vớt xe và 4 thi thể trong xe.
VI. Một số nhiệm vụ triển khai tiếp theo
- Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh tiếp tục chỉ đạo Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh điều động lực lượng của Ban chỉ huy quân sự huyện Nghĩa Đàn tham gia tìm kiếm, đồng thời chỉ đạo các huyện, thị lân cận gồm thị xã Thái Hòa, các huyện Tân Kỳ, Anh Sơn, Đô Lương và các huyện ven sông Cả, sông Lam tiếp tục việc tìm kiếm thi thể cháu Võ Bá Hải. Đồng thời, Ban chỉ huy PCLB tỉnh Nghệ An cũng đã có công văn đề nghị Ban chỉ huy PCLB tỉnh Hà 1nh hỗ trợ công việc tìm kiếm thi thể của các nạn nhân đã bị chết trong vụ trôi xe.
- Chỉ đạo các địa phương có hồ chứa và đê điều túc trực thường xuyên tại công trình, tăng cường tuần tra canh gác để bảo vệ an toàn các công trình.
- Chỉ đạo các Công ty thủy lợi tranh thủ mọi điều kiện, vận hành tối đa các hệ thống tiêu, đảm bảo tiêu thoát nước đệm, không để ngập úng nội đồng.
Trên đây là báo cáo nhanh của UBND tỉnh Nghệ An về tình hình mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 8 và công tác triển khai cứu hộ cứu nạn do tai nạn để Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo PCLB Trung ương và các Bộ ngành biết.