Báo chí Nghệ An nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mới
Ngày 21/6/1925, báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập ra số đầu tiên, khai sinh ra nền báo chí Cách mạng Việt Nam. Ngày 2/5/1985, Ban Bí thư TƯ Đảng Cộng Sản Việt Nam đã Quyết định lấy ngày 21/6 hàng năm là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 86 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, đồng chí Tô Hồng Hải- Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã có bài viết, thân ái gửi tới những người làm báo trong và ngoài tỉnh.
LTS: Ngày 21/6/1925, báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập ra sốđầu tiên, khai sinh ra nền báo chí Cách mạng Việt Nam. Ngày 2/5/1985, Ban Bí thư TƯĐảng Cộng Sản Việt Nam đã Quyết định lấy ngày 21/6 hàng năm là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 86 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, đồng chí Tô Hồng Hải- Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã có bài viết, thân ái gửi tới những người làm báo trong và ngoài tỉnh.
Nghệ An là tỉnh có truyền thống báo chí cách mạng, là cái nôi hình thành và phát triển của nhiều tờ báo danh tiếng. Hiện nay trên địa bàn Nghệ An có 6 cơ quan báo chí ( Báo Nghệ An, Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An, Báo Công An Nghệ An, Báo Lao động Nghệ An, Tạp chí Sông Lam, Tạp chí Văn hoá Nghệ An).
Báo Nghệ An và Báo Công An Nghệ An còn có Trang điện tử, Truyền hình còn có Truyền hình cáp. Ngoài ra trên địa bàn Nghệ An còn có 33 cơ quan báo chí đặt cơ quan đại diện và cử phóng viên thường trú. Hiếm có một tỉnh nào có nhiều cơ quan, đơn vị báo chí như vậy với một đội ngũ phóng viên trên 300 người (trong đó phóng viên thường trú, đại diện là 70 người) và tổng số kỹ thuật viên báo chí đến 220 người.
Phóng viên tác nghiệp tại Lễ Khánh thành tôn tạo khu mộ Cụ bà Hoàng Thị Loan. Ảnh: Sỹ Minh
Lực lượng và phương tiện, cơ sở vật chất của người làm báo được sự quan tâm của Đảng, chính quyền và hoạt động trên địa bàn của một tỉnh lớn với trên 03 triệu dân, hơn 1600 km2, nơi có phong trào cách mạng sôi động, luôn có tinh thần đi đầu dậy trước đã tạo ra bề dày thành tựu của báo chí. Cho dù thật khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể tự hào rằng những thành tích, đóng góp của lĩnh vực báo chí trong thời gian qua, nhất là năm 2010 và 2011, là thực sự to lớn và quan trọng.
Nổi bật nhất là việc tuyên truyền, phản ánh việc thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp và phục vụ Cuộc bầu cửđại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cửđại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 vừa qua. Đồng thời tích cực tuyên truyền đưa nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và cơ sởđi vào cuộc sống. Báo chí thật sự là người cổđộng, là cầu nối giữa dân với Đảng, tổ chức tập thể góp phần tạo ra những phong trào thi đua yêu nước.
Có thể nói, về cơ bản các cơ quan báo chí tại Nghệ An đã thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, chấp hành đúng Luật Báo chí và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí; ngày càng góp phần tích cực vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, trở thành phương tiện thông tin đại chúng của nhân dân, giúp cấp uỷ và chính quyền các cấp lãnh đạo và chỉđạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, bám sát thực tiễn đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá tỉnh nhà để phản ánh kịp thời, chính xác.
Vai trò phản biện xã hội của một số báo bước đầu được khẳng định. Báo chí góp phần quan trọng định hướng thông tin và định hướng dư luận thực hiện dân chủ xã hội và cung cấp những thông tin cần thiết cho nhân dân ở cơ sở.
Được như vậy trước hết là nhờ sự năng động của lãnh đạo, ban biên tập các cơ quan báo chí cùng sự nỗ lực tích cực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên. Quan trọng hơn là được sự quan tâm lãnh đạo, chỉđạo sâu sát của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sựủng hộ, tạo điều kiện của các ban, ngành liên quan, của cấp uỷ, chính quyền cơ sở và được sự tin yêu, giúp đỡ của độc giả và nhân dân nói chung.
Tuy nhiên, chính trong những ngày truyền thống vẻ vang này, chúng ta cũng cần nghiêm túc nhìn nhận rằng báo chí tỉnh nhà vẫn phải cố gắng nhiều hơn nữa mới đáp ứng tình hình cách mạng trong giai đoạn mới. Những hạn chế trong thời gian qua, và hiện nay, thể hiện rõ nhất là nội dung và hình thức một sốấn phẩm báo chí chậm đổi mới, chất lượng báo chí chưa cao và hấp dẫn công chúng. Số lượng cơ quan báo chí nhiều, đội ngũ nhà báo phóng viên đông nhưng chưa mạnh, chưa có nhiều nhà báo giỏi. Tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí còn hạn chế, còn thiếu những tác phẩm báo chí tiêu biểu. Nội dung báo chí chưa chú trọng đúng mức đến nhu cầu đa dạng trong thông tin của nhân dân.
Trái lại, một số tác phẩm lại chạy theo thị hiếu tầm thường, xa rời mục đích, tôn chỉ của tờ báo nhằm thoả mãn một nhóm đối tượng. Đây đó có hiện tượng nhà báo, phóng viên sa sút phẩm chất, tính trung thực của một số nhà báo, phóng viên chưa được đề cao. Báo chí phải đi vào cuộc sống phản ánh sinh động thực tiễn lao động của quần chúng nhưng không ít cán bộ, phóng viên vẫn ngại đi cơ sở, nhất là nơi nguy hiểm, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của miền núi, hải đảo.
Trái với xu hướng đó, lại có hiện tượng đi và phản ánh thực tế một cách xô bồ thiếu chọn lọc, chưa phản ánh đúng bản chất, chưa đúng điển hình và chưa khái quát được vấn đề, nêu ra những kinh nghiệm quý, bài học lớn để dự báo tình hình giúp cấp uỷ, chính quyền uốn nắn, chỉđạo thực tiễn tốt hơn.
Nguyên nhân của những hạn chế thì nhiều nhưng cơ bản vẫn là chất lượng đội ngũ báo chí, phóng viên, vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý kinh tế, xã hội; vẫn chưa thực sự dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Từđó chưa sáng tạo được nhiều hình thức, nội dung mới mẻ hơn trong tác phẩm, công trình báo chí của mình.
Hậu quả là không ít cán bộ, phóng viên thiếu tin tưởng, hồ hởi, say mê, lăn xả vào cuộc sống thể hiện chân thật và có sức chiến đấu, thuyết phục cao. Mặt khác, phương tiện trang thiết bị phục vụ cho tác nghiệp, kiểm soát thông tin báo chí cũng chưa theo kịp sự phát triển của hoạt động báo chí nói chung.
Có một nguyên nhân khách quan khác là nhận thức về chức năng, nhiệm vụ và tính đặc thù trong hoạt động báo chí của một bộ phận cán bộ, nhân dân trong tỉnh chưa đầy đủ; đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở một sốđịa phương, đơn vị còn thiếu kinh nghiệm tiếp xúc làm việc với phóng viên báo chí, chưa có sựđồng cảm và chia sẻ với báo chí, tạo điều kiện cho nhà báo hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Trên đây là một vài hạn chế và nguyên nhân hạn chế của đội ngũ những người làm báo, cơ quan báo chí và hoạt động báo chí tỉnh nhà để chúng ta cần rút kinh nghiệm, tiếp tục đưa sự nghiệp báo chí cách mạng phục vụĐảng, chính quyền, nhân dân và chếđộ tốt hơn. Nhân ngày lễ trọng đại và ý nghĩa này, tôi xin nêu ra một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung tuyên truyền trong thời gian trước mắt và xuyên suốt nhiệm kỳĐại hội Đảng các cấp.
Đó là tiếp tục tuyên truyền, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân biến Nghị quyết của Đảng ở cơ sở, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XVII và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI vào cuộc sống. Biến những mục tiêu, biện pháp thành hiện thực, tạo nên những phong trào thi đua yêu nước sôi nổi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đồng thời tiếp tục phản ánh những gương người tốt, đơn vị tốt trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tiếp tục phản ánh cuộc sống lao động sản xuất của hàng triệu quần chúng một cách chân thật và hùng hồn; cổ vũ những đổi mới, sáng tạo của cán bộ, đảng viên nhằm đưa Nghệ An trở thành một tỉnh kiểu mẫu như Bác Hồ hằng mong muốn.
Chúc sự nghiệp báo chí tỉnh nhà xứng đáng với truyền thống báo chí cách mạng mà cách đây 86 năm, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã gieo mầm và vun xới, mãi mãi phát triển xanh tươi trên chính quê hương của Người.
Tô Hồng Hải