Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi: Bài 3: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

25/07/2011 10:00

Năm 2010, theo báo cáo quyết toán của các cơ sở KCB thì toàn tỉnh có 23.988 lượt khám bệnh ngoại trú, 14.959 lượt điều trị ngoại trú cho trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ BHYT với số tiền 16,371 tỷ đồng. Ngoài một số ảnh hưởng về mặt quyền lợi ( tuy là rất nhỏ) đối với bệnh nhi thì việc không có thẻ khi đi khám chữa bệnh sẽ gây khó khăn trong việc quản lý thẻ,thanh quyết toán và quản lý quỹ của đối tượng này. Bên cạnh đó cũng nảy sinh một số bất cập trong chính sách bảo hiểm khiến người dân cũng như các cơ quan thực thi thấy chưa thực sự hài lòng.

Năm 2010, theo báo cáo quyết toán của các cơ sở KCB thì toàn tỉnh có 23.988 lượt khám bệnh ngoại trú, 14.959 lượt điều trị ngoại trú cho trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ BHYT với số tiền 16,371 tỷ đồng. Ngoài một số ảnh hưởng về mặt quyền lợi ( tuy là rất nhỏ) đối với bệnh nhi thì việc không có thẻ khi đi khám chữa bệnh sẽ gây khó khăn trong việc quản lý thẻ,thanh quyết toán và quản lý quỹ của đối tượng này. Bên cạnh đó cũng nảy sinh một số bất cập trong chính sách bảo hiểm khiến người dân cũng như các cơ quan thực thi thấy chưa thực sự hài lòng.

Trên phương diện người được thụ hưởng chính sách bảo hiểm thì mặc dù cùng được hưởng cơ số thuốc là ngang nhau nhưng việc chênh lệch về trình độ, phương tiện, kỹ thuật... là không tránh khỏi. Ở các xã vùng sâu, vùng xa, khó khăn đủ bề về phương tiện, con người, trình độ nên việc khám, chữa cho trẻ ở những nơi này là chưa đảm bảo.

Ngay cả quy định đối với trẻ em ở khu vực Thành phố Vinh được phép đến khám ở Bệnh viện Nhi Nghệ An mà không cần chuyển tuyến từ xã, phường cũng khiến cho nhiều phụ huynh ở các địa phương khác thắc mắc: Liệu như thế có công bằng không, khi mà con em họ nếu vượt tuyến phải chi trả 50% chi phí khám chữa bệnh?

Anh Hoàng Công Trứ trao đổi với phóng viên về những khó khăn của cán bộ làm công tác kiêm nhiệm ở cơ sở.


Nhiều phụ huynh ở tại Nghi Xuân ( Hà Tĩnh) đưa con đến BV Nhi Nghệ An khám gần hơn các cơ sở khác nhưng hoàn toàn là trái tuyến, trái tỉnh và vẫn chịu thiệt thòi. Họ mong muốn nên chăng được điều chỉnh chính sách BHXH để trẻ được thụ hưởng theo địa dư chứ không theo địa giới?


Một bất cập nữa là hiện tượng giữ bệnh nhân của các bệnh viện tuyến dưới. Theo bác sỹ Dương Công Hoạt - Giám đốc BV Nhi Nghệ An thì nhiều trường hợp trẻ chuyển lên BV Nhi đã quá muộn. Gia đình nào vì quá sốt ruột muốn đưa con lên tuyến trên nhưng bệnh viện tuyến dưới không đồng ý chuyển là người bệnh phải chịu trả chi phí 50% theo quy định vượt tuyến. Bên cạnh đó, một số danh mục thuốc và kỹ thuật cao hiện không có trong danh mục bảo hiểm thanh toán ở cấp tỉnh, trong khi người dân và bác sỹ rất cần kê cho người bệnh như các thuốc và kỹ thuật điều trị bệnh tim bẩm sinh...

Ngoài ra, các cơ quan thực thi có liên quan cũng đang gặp nhiều vướng mắc: Công tác bàn giao danh sách trẻ giữa 2 ngành LĐTBXH và BHXH ở nhiều địa phương còn chậm, chưa thống nhất quy trình cấp thẻ tại địa phương. Ngay việc tính truy thu cho nguồn quỹ bảo hiểm đối với những trường hợp làm thẻ muộn vừa qua theo công văn của Liên ngành: Sở Tài chính - Sở LĐTBXH- BHXH tỉnh cũng khiến nhiều địa phương lúng túng. Chính vì thế, trong tháng 5, BHXH Đô Lương đã không tiến hành cấp thẻ do chưa thống nhất được mức tính truy thu. Các huyện khác cũng trong tình trạng tương tự.

Đặc biệt việc hướng dẫn truy thu nguồn quỹ bảo hiểm đã gây khó cho cấp xã, nơi mà trình độ cán bộ còn hạn chế. Mặt khác, vấn đề về đội ngũ cán bộ làm công tác BHYT này ở tuyến cơ sở vẫn còn nhiều bất cập.

Hiện ở huyện, cán bộ làm công tác trẻ em thường là một người kiêm nhiệm. Ví như ở Yên Thành, một địa phương có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác BVCSTE thì cũng chỉ có một phó phòng phụ trách mảng trẻ em kiêm luôn cấp phát thẻ là anh Hoàng Công Trứ. Anh chia sẻ: "Hiện huyện chúng tôi có 79.000 trẻ dưới 16 tuổi, gần 30.000 trẻ dưới 6 tuổi nhưng chỉ có một người phải đảm nhiệm tất cả các lĩnh vực: trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ khuyết tật, cấp xe lăn, cấp học bổng... Chỉ riêng việc đánh máy đã quá mệt chứ đừng nói đến việc đi cơ sở. Ngay cả danh sách in thẻ cho trẻ dưới 6 tuổi thì mỗi xã cũng phải in thành 6 bản theo quy định, mà huyện có tới 39 xã thìviệc kí tên trên mỗi bản cho đủ cũng đã mất quá nhiều thời gian." Anh Trứ cũng tha thiết đề nghị nên có ít nhất 2 cán bộ biên chế phụ trách lĩnh vực này. Đó cũng là tâm sự chung của anh Thưởng, chị Thuỷ, cán bộ Phòng LĐTBXH Đô Lương mà chúng tôi đã có buổi làm việc, trao đổi.


Còn ở cấp xã, bài toán cán bộ này còn khó khăn hơn. Hiện mỗi xã đang giao công tác trẻ em cho một cán bộ kiêm nhiệm, nơi thì giao cho cán bộ chính sách, nơi giao cho chuyên trách Dân số, Phụ nữ... Vì không được hưởng bất cứ một thứ phụ cấp, ưu đãi nào nên để hoàn thành công việc chỉ biết trông cậy vào lòng nhiệt tình của họ. Chính vì thế, ở một số xã vùng sâu, vùng xa, việc đi lại lên huyện không thuận tiện thì việc cán bộ xã "để dành" khi có thêm nhiềutrẻ mới đưa danh sách lên báo cáo, quá hạn quy định một vài bữa là chuyện dễ hiểu.

Thêm vào đó, khi được hỏi về tổng số trẻ dưới 6 tuổi sinh ra ở huyện, chúng tôi được biết con số này ngành Dân số nắm rõ nhất nhưng việc tính toán cấp thẻ lại của Phòng LĐTBXH. Từ ngày bàn giao việc quản lý thẻ sang BHXH, ngành LĐTBXH không còn phần mềm quản lý nên làm việc rất thủ công và mỗi khi cần so sánh đối chiếu việc tăng, giảm thẻ lại "chạy" sang BHXH tìm cho nhanh.

Chính vì thế, theo đề xuất của ngành này, đặc biệt là ở cấp cơ sở thì nên có hệ thống phần mềm quản lý. Cán bộ cơ sở cũng khẳng định, để giải quyết nhanh những vướng mắc trong vấn đề thẻ BHYT cho trẻ em không khó, nhưng rất mong được một lần ngồi lại, tham gia giao ban giữa các ngành ở các cấp để cùng bàn bạc, tìm cách tháo gỡ.


T.V

Mới nhất
x
Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi: Bài 3: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO