Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng: Hiện diện để nhắc nhớ!

01/10/2014 09:14

(Baonghean.vn) - Trong chuyến công tác cùng đoàn báo chí Việt Nam tại Camphuchia, phóng viên Báo Nghệ An đã kịp ghi lại một số khoảnh khắc về Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng ở Phnompenh, thủ đô Camphuchia. Nơi lưu giữ hình ảnh, di tích, hiện vật là minh chứng sống động về thảm họa diệt chủng do Khơ me đỏ gây ra.

Chỉ trong 3 năm 8 tháng và 20 ngày, chế độ Pôn Pốt đã giết hại gần 3 triệu người dân Campuchia vô tội, xóa bỏ mọi cơ sở xã hội và đẩy dân tộc Cam-pu-chia đứng trước thảm họa diệt vong. Quân tình nguyện Việt Nam đã giúp quân và dân Campuchia chặn đứng thảm họa lịch sử, giành đại thắng ngày 7/1/1979, khép lại một trong những trang sử đen tối nhất của Campuchia và của loài người. Rất nhiều người đã bị ám ảnh khi vào thăm khu trường học bị “Khơme đỏ” biến thành nhà tù để thực hiện tội ác diệt chủng khi đi tham quan các khu buồng giam, xem các kiểu nhục hình, tra tấn man rợ, đặc biệt là vào phòng trưng bày một số hài cốt, đầu lâu của người vô tội bị chế độ “Khơ me đỏ” của bọn Pôn pốt – Ieng xeerri giết oan. Lim – một người hướng dẫn nhắc đi nhắc lại: Biết là nhiều người bị ám ảnh, thậm chí là nhiều người sau khi đi tham quan nhà tù về bị chấn động về tâm lý. Thế nhưng đó cũng chính là lý do cần thiết phải duy trì bảo tàng này, bởi đó chính là lời nhắc nhở cụ thể nhất về thái độ của nhà cầm quyền đối với sinh mạng của người dân, dù đó là người dân ở chế độ nào, dân tộc nào.

Tại cuộc thăm viếng này, phóng viên báo Nghệ An đã gặp hai nhân chứng trong một bức ảnh chụp những nạn nhân còn sống sót ngay khi quân bộ đội tình nguyện Việt Nam sang giải phóng Campuchia. Chum Mey – một trong hai nhân chứng trong bức tranh chụp nhân vật còn sống sót trong nhà tù Toul Sleng năm 1979 còn sống đến ngày nay, xúc động: Nếu không có quân tình nguyện Việt Nam, họa diệt chủng không biết khi nào mới chấm dứt được, và chắc chắn tôi khó mà thoát chết để có mặt tại bảo tàng này hằng ngày để kể lại câu chuyện diệt chủng là thảm họa lịch sử có một không hai trong lịch sử loài người. Hiện nay nhiều nhà cầm quyền các nước lớn vẫn nuôi dưỡng những mưu đồ thôn tính, xâm lược, tấn công... Vì thế, sự tồn tại của Bảo tàng Toul Sleng càng có ý nghĩa nhắc nhở sâu sắc. Bởi, lịch sử thì không thể lặp lại nhưng sai lầm lịch sử thì khó mà tránh khỏi...

Cổng vào Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng – vốn là một trường học nhưng dưới chế độ Pôn pốt bị biến thành nhà tù bởi số lượng người Kh me đỏ bắt bớ và đưa đi giết hại với số lượng vô cùng lớn.
Cổng vào Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng – vốn là một trường học nhưng dưới chế độ Pôn pốt bị biến thành nhà tù bởi số lượng người Khme đỏ bắt bớ và đưa đi giết hại với số lượng vô cùng lớn.

Hướng dẫn viên đang kể tội chế độ diệt chủng – một quái thai của lịch sử.

Bảo tàng diệt chủng trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế.
Bảo tàng diệt chủng trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế.
 Bức ảnh bộ đội Việt Nam cứu sống các cháu nhỏ - ảnh trưng bày khổ lớn ngoài trời, luôn được mọi người chú ý.
Bức ảnh bộ đội Việt Nam cứu sống các cháu nhỏ - ảnh trưng bày khổ lớn ngoài trời, luôn được mọi người chú ý.
Khách tham quan chụp hình với ông Chum Mey (đông người) và phóng viên Báo Nghệ An chụp hình lưu niệm với ông Bou Meng – 2 nhân chứng có mặt trong bức ảnh quân giải phóng cứu người trong nhà tù Toul Sleng thoát khỏi họa diệt chủng.
Khách tham quan chụp hình với ông Chum Mey (áo xanh) và phóng viên Báo Nghệ An chụp hình lưu niệm với ông Bou Meng – 2 nhân chứng có mặt trong bức ảnh quân giải phóng cứu người trong nhà tù Toul Sleng thoát khỏi họa diệt chủng.
Tượng những kẻ nắm quyền dưới thời diệt chủng giờ bị giam trong cũi – chịu sự phán xét của lịch sử.
Tượng những kẻ nắm quyền dưới thời diệt chủng giờ bị giam trong cũi – chịu sự phán xét của lịch sử.

Ngô Kiên (email từ Campuchia)

Mới nhất
x
Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng: Hiện diện để nhắc nhớ!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO