Bất cập trong quản lý hồ, đập thủy lợi, thủy điện

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Đảm bảo an toàn hồ, đập thủy lợi, thủy điện là vấn đề được các cơ quan quản lý nhà nước và dư luận xã hội quan tâm nhiều năm qua.

Việc quản lý, giám sát, vận hành hồ, đập chứa nước, hồ thủy điện sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, sinh sống của người dân. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập liên quan đến công tác này.

NHIỀU HỒ ĐẬP MẤT AN TOÀN

Nghệ An hiện có 1.061 hồ chứa nước, trong đó có 55 hồ chứa lớn, 220 hồ chứa vừa và 786 hồ chứa nhỏ. Theo phân cấp, các công ty TNHH thủy lợi quản lý 101 hồ; các địa phương quản lý 960 hồ. Hiện nay, chỉ có 2/1.061 hồ có cửa van và có quy trình vận hành, số còn lại điều tiết bằng tràn xả lũ tự do.

Hồ chứa nước có quy mô lớn nhất hiện nay ở Nghệ An là hồ Vực Mấu (thị xã Hoàng Mai). Hồ có dung tích 75 triệu m3, diện tích lưu vực 215km2, cấp nước tưới cho 3.431 ha, cấp nước nuôi trồng thủy sản 400 ha, nước sinh hoạt cho 119.000 người dân thuộc địa bàn gồm 19 phường, xã của thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu. Hồ có 5 cửa van cung điều tiết vận hành bằng tời điện. Công trình được cải tạo, nâng cấp đầu mối năm 2010 và sửa chữa cống lấy nước năm 2020. Đây là hồ chứa thủy lợi duy nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hệ thống quan trắc SCADA kết nối với Tổng Cục Thủy lợi.

Xả tràn hồ chứa Vực Mấu. Ảnh tư liệu: Phạm Bằng

Xả tràn hồ chứa Vực Mấu. Ảnh tư liệu: Phạm Bằng

Đợt lũ hồi cuối tháng 9, đầu tháng 10 vừa qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4, hàng trăm hộ dân thị xã Hoàng Mai bị ngập nặng, kéo dài nhiều ngày. Nguyên nhân ban đầu được cho là do hồ Vực Mấu xả lũ. Tuy nhiên, theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An - đơn vị quản lý, vận hành hồ Vực Mấu, việc xả lũ của hồ đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình. Theo đó, lúc bấy giờ trên địa bàn Hoàng Mai đã có mưa rất to, việc đổ lỗi cho hồ Vực Mấu xả lũ gây ngập nặng là không đúng.

Trước khi bão số 4 đổ bộ, đơn vị cũng đã chủ động xả lũ, khi mực nước lòng hồ chưa đạt đến 21m - mực nước dâng bình thường, thậm chí chưa đến mức 22,72m - mức nước cắt lũ. Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An và qua tìm hiểu của phóng viên Báo Nghệ An, một trong những nguyên nhân gây ngập úng còn là do dòng sông Hoàng Mai bị bồi lấp, ách tắc dòng chảy. Đặc biệt, việc thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam của một số đơn vị đã khiến cho đất đá chắn dòng nên tình trạng ngập úng kéo dài, nước rút chậm.

Ngập lụt ở thị xã Hoàng Mai vào cuối tháng 9/2022. Ảnh: Nhật Thanh

Ngập lụt ở thị xã Hoàng Mai vào cuối tháng 9/2022. Ảnh: Nhật Thanh

Hiện trạng nhiều hồ, đập chứa nước hiện nay, nhất là các hồ, đập do địa phương quản lý đang xuống cấp nghiêm trọng. Theo thống kê hàng năm, các đơn vị quản lý đập, hồ chứa nước chỉ đủ kinh phí để sửa chữa, gia cố các hạng mục hư hỏng nặng, có nguy cơ mất an toàn cao trước mùa mưa lũ.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2000 đến nay có 374 hồ được nâng cấp sửa chữa; 687 hồ chưa được sửa chữa, nâng cấp, trong đó có 70 hồ bị hư hỏng nặng, có nguy cơ mất an toàn. Bên cạnh đó, phần lớn các hồ chứa chưa có các thiết bị đo đạc quan trắc; cán bộ chuyên ngành thủy lợi ở cấp huyện, xã còn hạn chế nên đối với các hồ chứa do địa phương quản lý chưa chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai. Một số nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định của pháp luật chưa được triển khai thực hiện do khó khăn về kinh phí như: Cắm mốc bảo vệ phạm vi đập, hồ chứa nước; lập quy trình vận hành; kiểm định an toàn đập; lắp hệ thống giám sát, vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn đập và vùng hạ du đập; xây dựng bản đồ ngập lụt…

CẦN MINH BẠCH HƠN TRONG QUY TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN HỒ THỦY ĐIỆN

Hiện nay, trên địa bàn có 32 dự án thủy điện, trong đó có 22 nhà máy thủy điện đã đi vào hoạt động với tổng công suất 934,9 MW. Trong số 22 nhà máy thủy điện đang hoạt động thì chỉ có hai nhà máy được thiết kế ngăn lũ cho hạ du là Bản Vẽ (Tương Dương) và Hủa Na (Quế Phong). Theo quy trình vận hành, Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ có chức năng điều tiết nước (trữ một phần lượng dòng chảy ở những năm nhiều nước để cấp thêm nước trong những năm ít nước). Dung tích hồ chứa Bản Vẽ là 1,8 tỷ m3, ở cao trình mực nước dâng bình thường là 200m, trong đó có 320 triệu m3 là dung tích để phòng lũ.

Toàn cảnh Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ. Ảnh tư liệu: Linh Chi

Toàn cảnh Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ. Ảnh tư liệu: Linh Chi

Tương tự, Nhà máy Thủy điện Hủa Na được thiết kế điều tiết nước theo năm. Hồ chứa Hủa Na vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Mã. Dung tích hồ chứa 569,35 triệu m3 ở cao trình mực nước dâng bình thường là 240m. Hồ có dung tích phòng lũ (từ cao trình 235m đến cao trình 240m) là 100 triệu m3. Hồ Hủa Na đổ nước hạ lưu chảy về Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa.

Ngoài hồ thủy điện Bản Vẽ và Hủa Na, 20 hồ còn lại vận hành theo chế độ điều tiết ngày đêm. Tức là điều tiết phân phối lại dòng chảy của sông cho phù hợp với yêu cầu dùng nước trong phạm vi một ngày. Các hồ này cũng không có dung tích phòng lũ, không có chức năng cắt, giảm lũ cho hạ du. Bên cạnh đó, tình trạng lòng hồ bị bùn đất bồi lắng đang thực sự là vấn đề của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Chính vì vậy, dung tích chứa nước không đảm bảo như thiết kế ban đầu, khi có mưa lớn, mực nước chưa đến mức xả lũ nhưng nhiều nhà máy đã phải xả lũ. Và khi đó chịu ảnh hưởng trực tiếp là người dân vùng hạ du.

Lâu nay chúng ta đã khá quen với cụm từ: “Quy trình vận hành liên hồ chứa”. Quy trình này do Chính phủ quy định. Vận hành liên hồ chứa có thể hiểu đơn giản là sự phối hợp, thống nhất trong quá trình hoạt động, đón lũ, xả lũ, cắt lũ giữa các nhà máy thủy điện, hồ đập liền kề trên cùng một khu vực. Việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa mưa lũ được các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các địa phương và người dân rất quan tâm. Một vị lãnh đạo huyện miền núi - địa phương có nhiều công trình thủy điện cho rằng: Quy trình vận hành liên hồ đã có các quy định chi tiết, cụ thể cho từng nhánh sông, nhưng điều quan trọng và khiến người ta quan tâm nhất là các nhà máy đã thực sự vận hành việc xả lũ đúng quy trình đó hay chưa. “Ông thông báo là 15 giờ xả lũ, nhưng 12 giờ đã xả rồi thì vùng hạ du không trở tay kịp” - vị lãnh đạo này nói, ông đồng thời cũng cho rằng, cần phải có hệ thống theo dõi, giám sát trực tuyến để các cơ quan chức năng ở tỉnh có thể kiểm tra, giám sát, nhất là vào thời điểm mưa lũ phức tạp.

Hiện nay, việc giám sát trực tuyến quy trình vận hành xả lũ mới chỉ được thực hiện ở một số nhà máy thủy điện, nhiều công trình vừa và nhỏ chưa thể theo dõi chặt chẽ.

Hồ thủy điện Khe Bố vận hành xả lũ (ảnh chụp lúc 9h42' ngày 30/9/2022). Ảnh: UBND xã Tam Quang cung cấp

Hồ thủy điện Khe Bố vận hành xả lũ (ảnh chụp lúc 9h42' ngày 30/9/2022). Ảnh: UBND xã Tam Quang cung cấp

22 dự án thủy điện đang hoạt động ở Nghệ An đều được xây dựng trên khu vực miền Tây, hình thành theo độ dốc của địa hình miền núi. Nói một cách hình ảnh là các nhà máy thủy điện được xây dựng theo bậc thang từ cao xuống thấp. Ví như trên dòng sông Nậm Mộ. Chỉ một đoạn sông đã gánh 7 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Nếu tính cả khu vực Tây Nam Nghệ An trên sông Cả thì có đến 13 nhà máy thủy điện.

Việc các hồ chứa thủy lợi được xây dựng như vậy, nếu không tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa sẽ dễ tạo ra thảm họa cho vùng hạ du. Và qua các đợt lũ lụt ở miền Tây Nghệ An, người dân vẫn đặt dấu hỏi về sự minh bạch của hoạt động xả lũ. “Nước là tiền. Giữ nước là giữ tiền, phải quản lý bằng hệ thống giám sát trực tuyến, từng ngày từng giờ, thậm chí từng phút trong điều kiện thời tiết cực đoan mới giảm thiểu được thiệt hại cho người dân. Điện cũng quý nhưng tính mạng, tài sản của hàng ngàn hộ dân còn quý hơn” - một vị lãnh đạo huyện miền núi cho biết.

Bên cạnh đó, theo Sở Công Thương, các phương án ứng phó thiên tai của một số nhà máy thủy điện xây dựng và phê duyệt chưa đầy đủ các nội dung và tình huống cụ thể. Một số chủ sở hữu đập, hồ chứa chưa thực hiện việc lập kế hoạch và phối hợp với các chính quyền địa phương, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai địa phương triển khai diễn tập các tình huống theo các phương án đã được phê duyệt như: Phương án bảo vệ đập, hồ chứa; phòng chống thiên tai; phòng chống lũ lụt vùng hạ du; ứng phó với tình huống khẩn cấp.

Đoàn công tác của Bộ Tài chính khảo sát thực tế tại địa điểm sạt lở bờ sông Lam đoạn qua huyện Hưng Nguyên. Ảnh tư liệu: Tiến Đông

Đoàn công tác của Bộ Tài chính khảo sát thực tế tại địa điểm sạt lở bờ sông Lam đoạn qua huyện Hưng Nguyên. Ảnh tư liệu: Tiến Đông

QUAN TRẮC THỦY VĂN CHƯA ĐƯỢC CHÚ TRỌNG

Nắm bắt, theo dõi dự báo khí tượng thủy văn có ý nghĩa rất quan trọng trong vận hành hồ đập nói chung, hồ thủy điện nói riêng. Đặc biệt là vấn đề quan trắc thủy văn. Theo đánh giá của Sở Công Thương, các nhà máy thủy điện cơ bản thực hiện tốt quy định về chế độ quan trắc theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn, Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15/4/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhà máy thực hiện chưa đầy đủ việc lưu trữ số liệu theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14/10/2021.

Đơn cử tình hình thực hiện quan trắc thủy văn của các nhà máy thủy điện có công suất lắp máy lớn là Bản Vẽ và Hủa Na. Cụ thể, Công ty Thủy điện Bản Vẽ đã phối hợp với đơn vị cung cấp thiết bị để lắp đặt các trạm quan trắc khí tượng thủy văn trong lòng hồ, trong đó, lắp đặt 1 trạm thủy văn quan trắc các yếu tố lưu lượng, mực nước, lượng mưa tại thượng nguồn sông Cả, thuộc địa bàn xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Lắp đặt 21 trạm đo mưa tự động, trong đó có 12 trạm trên địa phận nước bạn Lào và 9 trạm trên phần lãnh thổ Việt Nam. Tuy vậy, hệ thống quan trắc vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế.

Công ty Thủy điện Bản Vẽ lắp đặt các trạm đo mưa ở Lào. Ảnh tư liệu: T.C

Công ty Thủy điện Bản Vẽ lắp đặt các trạm đo mưa ở Lào. Ảnh tư liệu: T.C

Còn Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na ký hợp đồng dịch vụ với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ để dự báo khí tượng thủy văn trên lưu vực và dự báo lưu lượng nước về hồ. Hiện nay, công ty này chưa thu thập được số liệu khí tượng, thủy văn từ Lào, chưa có các trạm đo mưa trên lưu vực nước bạn Lào nên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình vận hành hồ chứa.

Ông Trần Quốc Toản - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT) cho rằng, hiện nay ngoại trừ Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ có lắp đặt hệ thống trạm quan trắc thủy văn (cho dù chưa đảm bảo yêu cầu), còn lại các hồ thủy điện vừa và nhỏ đều chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Trong khi đó, việc lắp đặt hệ thống quan trắc thủy văn sẽ giúp cho các nhà máy thủy điện dự báo, tính toán được lưu lượng nước về hồ để điều tiết đón - xả lũ cho phù hợp, tránh rơi vào thế bị động gây thiệt hại khó lường.

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026

(Baonghean.vn) - Hơn 350 đại biểu HĐND tỉnh và cấp huyện tham gia hội nghị với 4 chuyên đề được truyền đạt liên quan đến kinh nghiệm, kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá báo cáo kinh tế - xã hội; xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức giám sát chuyên đề đất đai, tư pháp...

Mời độc giả đón đọc báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

Đón đọc Báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu đến quý độc giả ấn phẩm đặc biệt gồm 32 trang, gộp 5 số nhật báo của các ngày 27,28, 29, 30/4 và 1/5/2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

(Baonghean.vn) - Gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Thị trường đất nền ở Nghệ An có dấu hiệu tăng nhiệt… là những thông tin nổi bật ngày 24/4.

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

(Baonghean.vn) -UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh; Sở Nội vụ; UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung làm việc tại huyện Hưng Nguyên; Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể; Công đoàn Nghệ An ký cam kết thi đua nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể…

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Làm việc với lãnh đạo huyện Hưng Nguyên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị huyện khắc phục khó khăn, phát huy nhiều hơn lợi thế vị trí địa bàn phụ cận thành phố Vinh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp - dịch vụ và đô thị.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

(Baonghean.vn) - Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh; Thông qua dự thảo Nghị quyết về phê duyệt bổ sung 2.187 biên chế giáo viên; Trên 12.000 ha thông chưa được xử lý thực bì, nguy cơ cháy rừng… là những thông tin nổi bật ngày 22/4.

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

(Baonghean.vn) - Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng. Chương trình Dân hỏi – Cơ quan chức năng có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường để rõ hơn về vấn đề này.

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

(Baonghean.vn) - HĐND tỉnh vừa thông qua dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục công lập; mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định thuộc tỉnh Nghệ An quản lý từ năm học 2023 - 2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An đề xuất thu hồi đất để thực hiện 17 công trình, dự án tại 4 địa phương; Tôm nuôi chết phơi trắng hồ chưa rõ nguyên nhân… là những thông tin nổi bật ngày 21/4.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có Thông báo kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về tình hình thực hiện và giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên; cập nhật kiến thức về Luật Đất đai cho doanh nghiệp, doanh nhân; Hàng nghìn thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực;… Đây là một số nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 20/4.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Sáng 20/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu dẫn đầu đến thăm, tặng quà các thương binh, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện sinh sống tại huyện Diễn Châu và thành phố Vinh. 

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

(Baonghean.vn) - Hành trình khám phá những công trình ý nghĩa mà người dân Tây Nguyên đã xây dựng dành cho Bác đã khiến cho chúng tôi thấy được tình yêu bao la và lòng biết ơn sâu sắc của họ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 19/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo; Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm tra dự thảo một số nghị quyết trình HĐND tỉnh; Nhiều trường ở Nghệ An bắt đầu công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10... 

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

(Baonghean.vn) - Trong 1 vừa năm qua, Nghệ An đã hỗ trợ làm mới, sửa chữa 8.440 ngôi nhà cho hộ nghèo, với tổng nguồn lực hơn 606 tỷ đồng, bằng kết quả 10 năm trước cộng lại. Tỉnh đang đặt mục tiêu hoàn thành hơn 7.600 ngôi nhà còn lại trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.