Bầu cử Tổng thống Mali diễn ra suôn sẻ

Cuộc bầu cử Tổng thống lần này được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới nhằm mang lại hòa bình và ổn định tại Mali.

Ngày 28/7, người dân Mali đã đi bỏ phiếu bầu Tổng thống. Các địa điểm bỏ phiếu ở Mali đã được mở cửa từ lúc 6h sáng và đóng cửa vào lúc 18h, ngày 28/7 (giờ địa phương) để các cử tri Mali bỏ phiếu nhằm bầu chọn một Tổng thống mới cho quốc gia Tây Phi bị xung đột tàn phá này. Công tác kiểm phiếu đã bắt đầu ngay khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa.

Có khoảng 6,87 triệu cử tri đã tham gia đi bỏ phiếu tại 25.000 điểm bầu cử trong và ngoài nước. Nếu không có ứng cử viên nào trong tổng số 27 ứng cử viên tham gia tranh cử giành được đa số phiếu tại vòng bỏ phiếu lần này, Mali sẽ phải tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống vòng hai vào ngày 11/8 tới.

Hầu hết các điểm bỏ phiếu ở thủ đô Bamako đều ghi nhận khoảng 55 đến 65% cử tri tham gia. Trước đó, giới chức Mali dự kiến, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là khoảng 40%. Tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử cao hơn so với dự kiến cho thấy, người dân Mali kỳ vọng vào một tương lai tốt đẹp cho đất nước mà nhà lãnh đạo mới sẽ mang lại.

Ibrahima Bengaly, một cử tri tại Bamako cho biết: “Tôi cảm thấy thực sự thoải mái sau khi bỏ phiếu, vì tôi có thể nhìn thấy sự trở lại của hoà bình. Thời khắc sự trở lại của hoà bình đang đã ở ngay trước mắt tôi”.

Ứng cử viên Tổng thống, cựu Thủ tướng Ibrahim Boucacar Keita cho rằng, sau cuộc bầu cử này, dù ai sẽ trở thành Tổng thống, thì chiến thắng vẫn thuộc về người dân Mali: “Tôi hy vọng mỗi người chúng ta đều được tham gia vào 1 ngày quan trọng của nền dân chủ này. Sau cuộc bầu cử, người dân Mali sẽ chính là người chiến thắng. Người dân Mali đầy tự hào sẽ chính là những người giành lại vai trò của mình trong lịch sử. Chiến thắng này sẽ xoá tan cơn ác mộng của năm ngoái”.

Có khoảng 6,87 triệu cử tri đã tham gia đi bỏ phiếu tại 25.000 điểm bầu cử trong và ngoài nước (ảnh: Reuters) ảnh 1

Có khoảng 6,87 triệu cử tri đã tham gia đi bỏ phiếu tại 25.000 điểm bầu cử trong và ngoài nước (ảnh: Reuters)

Cuộc bầu cử Tổng thống ở Mali đã diễn ra suôn sẻ mà không có sự cố nào, bất chấp một trong những nhóm Hồi giáo chính ở miền Bắc Mali là Phong trào độc tôn và thánh chiến Tây Phi (MUJAO) ngày 27/7 tuyên bố sẽ "tấn công" các điểm bỏ phiếu. Các nhà chức trách cho biết hơn 4.500 cảnh sát, vệ binh quốc gia và nhân viên an ninh đặc biệt đã được triển khai để bảo đảm an ninh cho cuộc bầu cử.
Trưởng nhóm quan sát viên EU Louis Michel cho biết, quá trình bỏ phiếu đã diễn ra tương đối bình yên: “Ở thời điểm này, tôi không quá lo ngại. Cuộc bầu cử đã diễn ra khá suôn sẻ. Chúng tôi sẽ phải xem xét báo cáo của các quan sát viên tại các điểm bỏ phiếu trước khi đưa ra kết luận cuối cùng”.

Theo kết quả sơ bộ do các nhà báo thu thập tại điểm bỏ phiếu cho thấy cựu Thủ tướng Keita đang tạm dẫn đầu. Kết quả không chính thức này dựa trên những tính toán của các nhà báo theo dõi việc kiểm phiếu trên toàn quốc, cho thấy ông Keita, 69 tuổi, ứng cử viên thuộc đảng Tập hợp vì Mali (RMP) có thể tạo ra bất ngờ và giành chiến thắng ngay trong vòng đầu. Ông Keita được coi là một trong hai ứng viên có nhiều khả năng chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này, cùng với cựu Bộ trưởng Tài chính Soumaila Cisse, 63 tuổi.

Theo giới phân tích, cuộc bầu cử Tổng thống lần này được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới nhằm mang lại hòa bình và ổn định tại Mali. Khủng hoảng chính trị kéo dài ở quốc gia này bắt đầu từ cuối tháng 3/2012, sau khi Amadou Sanogo dẫn đầu một nhóm sĩ quan quân đội lật đổ Tổng thống khi đó là Amadou Toumani Toure.

Cuộc binh biến đó đã dọn đường cho các tay súng Hồi giáo cực đoan có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda và lực lượng người Touareq chiếm giữ các tỉnh miền Bắc Mali, gây bất ổn định triền miên tại quốc gia Tây Phi này./.

Theo VOV - ĐT

tin mới

Tổng Thư ký NATO kêu gọi nhanh chóng bổ sung vũ khí cho Ukraine

Tổng Thư ký NATO kêu gọi nhanh chóng bổ sung vũ khí cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong kỳ họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, Ukraine cần được khẩn trương bổ sung các phương tiện phòng không cũng như thiết bị bảo trì, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây chi tiền mua hệ thống phòng không cho Kiev.

Ông Biden tuyên bố tái tranh cử tổng thống vì nền dân chủ Mỹ đang bị đe doạ

Ông Biden tuyên bố tái tranh cử tổng thống vì nền dân chủ Mỹ đang bị đe doạ

(Baonghean.vn) - Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đang gây quỹ phục vụ chiến dịch tái tranh cử của mình khi tới New York để dự các hội nghị với các nhà lãnh đạo thế giới, hôm 18/9 đã thừa nhận những mối quan ngại về tuổi tác của ông, nhưng khẳng định sẽ tranh cử vì nền dân chủ đang bị đe doạ.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể ‘chia tay’ với EU

Thổ Nhĩ Kỳ có thể ‘chia tay’ với EU

(Baonghean.vn) -Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/9 tuyên bố nước này có thể "chia tay" với Liên minh châu Âu (EU) nếu thấy cần thiết sau khi Nghị viện châu Âu (EP) thông qua báo cáo mới về quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nước phương Tây muốn đưa quân tới Ukraine?

Các nước phương Tây muốn đưa quân tới Ukraine?

(Baonghean.vn) - NATO có thể chỉ còn một bước nữa là triển khai quân đội tới Ukraine, Tổng thống Belarus Lukashenko cho biết trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin ở Sochi. Ba Lan đã thành lập lực lượng sẵn sàng tiến vào lãnh thổ Ukraine bất cứ lúc nào, ông Lukashenko nói thêm.

Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ trả đũa vụ nhà ngoại giao bị trục xuất khỏi Nga ‘một cách vô căn cứ’

Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ trả đũa vụ nhà ngoại giao bị trục xuất khỏi Nga ‘một cách vô căn cứ’

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin ngày 15/9, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller đã nói với các phóng viên rằng, chính quyền Mỹ tin việc trục xuất 2 nhà ngoại giao Mỹ khỏi Nga là vô căn cứ và sẽ không để sự việc này không được làm rõ.

Tổng thống Putin - Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và thực chất mối quan hệ Nga - Triều?

Tổng thống Putin - Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và thực chất mối quan hệ Nga - Triều?

(Baonghean.vn) - Với Nga, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các cường quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Triều Tiên có vai trò của một đồng minh sẵn sàng chiến đấu. Còn ở cấp độ Liên hợp quốc, Nga vẫn chưa dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt hiện có đối với Bình Nhưỡng.