Biển Đông sẽ có thêm tên mới?

Đang có nhiều ý kiến và động thái hướng tới tìm thêm một tên quốc tế mới cho Biển Đông, thay vì “South China Sea” vốn thường xuyên bị lợi dụng.

Trong lúc tình hình Biển Đông vẫn đang có nhiều biến động xuất phát từ những hành động gây quan ngại của Trung Quốc, nhiều bên đã đặt ra vấn đề xoay quanh cái tên tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu quốc tế là “South China Sea” (biển Nam Trung Hoa).

Trắng trợn lợi dụng

Trên thực tế, tên của một vùng biển hay đại dương không nhất thiết bao hàm ý nghĩa về chủ quyền mà xuất phát từ cách gọi, đôi khi cảm tính của các nhà thám hiểm hàng hải và các chuyên gia vẽ bản đồ trong quá khứ. Chẳng hạn như Ấn Độ không một mình chiếm hữu Ấn Độ Dương và Mexico cũng không thể tuyên bố chủ quyền với toàn bộ vịnh Mexico. Tuy nhiên, với ý đồ tìm mọi cách áp đặt tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông, giới chức Trung Quốc không ngần ngại lợi dụng tên “South China Sea”.

Trung Quốc tuần tra phi pháp trên Biển Đông
Trung Quốc tuần tra phi pháp trên Biển Đông

Theo tờ The Wall Street Journal, Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải Viên Dự Bách hồi tháng 9.2015 trắng trợn tuyên bố “South China Sea, giống như cái tên đã chỉ ra, là vùng biển thuộc về Trung Quốc”. Viên phó đô đốc này còn ngang nhiên bóp méo lịch sử khi nói Biển Đông thuộc về Trung Quốc kể từ đời nhà Hán cách đây 2.000 năm.

Sau đó, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Harry Harris đã cực lực phản bác lập luận sai trái nói trên: “South China Sea không thuộc về Trung Quốc cũng như vịnh Mexico không thể thuộc về Mexico”.

Ngoài ra, “South China Sea” cũng mới xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. The Wall Street Journal dẫn lời giới chuyên gia chỉ ra rằng các nhà hàng hải Bồ Đào Nha đến khu vực vào đầu thế kỷ 16, họ gọi phần phía tây Biển Đông là biển Chiêm Thành còn phía đông là biển Luzon.

Trước đó, các tàu Ả Rập hồi thế kỷ thứ 10 dùng tên biển Malay để chỉ vùng biển tây nam nằm giữa eo Sumatra và Chiêm Thành. Đến tận sau 1800, cụm từ “China Sea” (biển Trung Hoa) mới xuất hiện trên các bản đồ phương Tây do các tàu buôn dùng Trung Quốc, đối tác giao thương lớn nhất của họ trong khu vực lúc đó, để làm mốc chứ cũng không có hàm ý gì về chủ quyền. Và cũng mãi đến thập niên 1930, tên “South China Sea” mới được dùng để phân biệt với “East China Sea” (biển Hoa Đông).

Động thái của Indonesia

Trong diễn biến mới nhất liên quan đến tên gọi ở Biển Đông, Indonesia tuyên bố sẽ đặt tên cho vùng biển xung quanh các quần đảo Natuna và Anambas của nước này là “biển Natuna”, theo tờ The Jakarta Post. Động thái này được cho là nhằm bảo vệ khu vực khỏi sự đe dọa của “đường lưỡi bò”.

Jakarta không trực tiếp tham gia tranh chấp đối với Hoàng Sa và Trường Sa nhưng vùng biển xung quanh Natuna cũng bị đường lưỡi bò liếm trúng, đồng thời tàu cá, tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuyên hoạt động phi pháp tại đây. Kyodo News dẫn lời giới chức Indonesia cho biết nước này sẽ sớm hoàn tất hồ sơ để chính thức nộp lên LHQ.

Trước Indonesia, vào năm 2012, Philippines cũng đã đổi tên một phần Biển Đông trên các bản đồ và thư từ chính thức của chính phủ thành “West Philippine Sea” (biển Tây Philippines) nhưng không được công nhận rộng rãi.

Ngoài ra, đã và đang có nhiều nỗ lực tìm kiếm tên quốc tế mới cho Biển Đông nhằm ngăn chặn mọi ý đồ lợi dụng. Trong số những cái tên tiềm năng là “Southeast Asia Sea” (biển Đông Nam Á), “Indochina Sea” (biển Đông Dương) và “ASEAN Sea” (biển ASEAN), cái tên “biển Đông Nam Á” có thể là lựa chọn thích hợp nhưng sẽ vấp phải sự chống phá từ Trung Quốc. Vì thế, chuyên gia Ellen Frost của Trung tâm Đông - Tây (Mỹ) cho rằng có thể sử dụng cụm từ “South Sea” (biển Nam). Bắc Kinh sẽ khó lòng phản bác vì bản thân Trung Quốc dùng từ “Nam Hải” để gọi Biển Đông. Loại bỏ từ “China” là một thay đổi nhỏ “nhưng đóng góp đáng kể cho hòa bình khu vực”, trang tin Quartz dẫn lời bà Frost nói.

Theo TNO

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thường xuyên phải gác lại nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ, các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An luôn nêu cao tinh thần vượt khó, vượt gian khổ, tận tụy phụng sự tổ quốc và nhân dân. Họ không quản ngại mưa gió, nắng cháy, hiểm nguy để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

(Baonghean.vn) - Chiều 22/2, đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh do đồng chí Đại tá Đinh Bạt Văn – Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương.

Biên giới

Những lá đơn tình nguyện 'lên đường đi giữ biên cương'

(Baonghean.vn) - Ngót 45 năm đã trôi qua, các thế hệ người dân Việt Nam vẫn luôn ghi nhớ không khí sục sôi của những tháng ngày lịch sử. Hiện, ở Bảo tàng Quân khu 4 còn lưu giữ những lá đơn tình nguyện lên đường chiến đấu bảo vệ biên cương của những thanh niên đất Nghệ.