(Baonghean.vn) – Trong những cổ vật Bảo tàng Nghệ An lưu giữ, có nhiều những bộ sưu tập hết sức quý giá, độc đáo. Trong đó phải kể đến bộ sưu tập 29 chiếc trống đồng đủ các thời kỳ còn nguyên vẹn với các kích thước khác nhau và bộ sưu tập những chiếc bình vôi gốm sứ có kiểu dáng, hoa văn trang trí độc đáo…
|
Trống đồng Đông Sơn này có niên đại từ 2000 - 2500 năm được phát hiện tại xã Đồng Hợp (Quỳ Hợp) này. Đây là trống đồng loại 1, thân có 4 quai, thuộc nhóm có kích thước lớn nhất với đường kính bề mặt trống hơn 90cm, cao hơn 70cm. |
|
Trên bề mặt trống, có 4 tượng cóc, giữa tâm có hoa văn mặt trời, các đường tròn đồng tâm, chim Lạc, người, đường kỷ hà cách điệu. |
|
Hoa văn con cóc được khắc nổi trên trống đồng cổ. |
|
Đây là trống đồng Đông Sơn loại 1, thu được tại khu mổ cổ của Di chỉ khảo cổ học Làng Vạc vào năm 1973. |
|
Bởi được đặt trong khu mộ cổ nên người xưa đã đục thủng 2 lỗ trên bề mặt trống để chống gỉ sét. Và cũng nhờ vậy, chiếc trống còn nguyên vẹn, các họa tiết hoa văn trang trí như mặt trời, hình người chèo thuyền, chim Lạc, hình con bò... đều rất sắc nét. |
|
Hoa văn trên trống đồng được khắc một cách tinh xảo. |
|
Chiếc này được gọi là trống Mường. |
|
Trên bề mặt trống Mường có 3 khối tượng cóc, nhiều đường tròn đồng tâm, hoa văn lá đề, hoa cúc dây, hình thoi nối tiếp nhau... |
|
Cảnh sing hoạt chèo thuyền được khắc hoạ sinh động trên các trống đồng cổ. |
|
Còn đây là chiếc trống chậu, thuộc thời kỳ Đông Sơn muộn. Trống chậu cũng được trang trí hình mặt trời 8 cánh, chim Lạc, hình người... cách điệu. |
|
Trong sưu tập trống đồng, không thể không nhắc tới một loại trống mà người Việt cổ đem chôn theo những người mất theo phong tục chia của. Loại này có tên gọi là trống đồng minh khí, dù kích thước rất bé nhưng cũng được trang trí rất đẹp. |
|
Tại Bảo tàng Nghệ An, có 29 chiếc trống đồng cọn nguyên vẹn; bên cạnh đó, còn có 12 chiếc không còn nguyên hình dáng hoặc mảnh trống. Tất cả đang được cất giữ trong các gian nhà kho. | Còn đây, một chiếc bình vôi thời Lê hết sức độc, lạ. Bình vôi này có có màu men nâu, trắng kết hợp; quai xách là hình hai đô vật đang trong tư thế đấu vật. |
|
|
Chiếc bình vôi gốm sức có men ngọc này cũng thuộc thời Lê. Quai xách được trang trí hoa văn dây trầu cau như sự thể hiện trọn vẹn câu truyện cổ tích "trầu cau". |
|
Chiếc bình vôi màu men ngọc cỏ úa này thời Lý Trần. Đây là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo, bởi vậy, quai xách có hình bông hoa sen cách điệu. |
|
Đây cũng là một chiếc bình vôi có kiểu dáng độc đáo thuộc thời Lý Trần, thân bình trang trí hoa cúc cách điệu; quai xách được chạm khắc dây liên hoàn, chữ vạn; đỉnh bình có tượng nghê. |
|
Những chiếc bình vôi Bảo tàng Nghệ An lưu giữ có kích thước khác nhau. Có những chiếc nhỏ, nằm gọn được trong lòng bàn tay. |
|
Dù rất có giá trị nhưng cũng như các cổ vật khác, những chiếc bình vôi cũng đang nằm trên giá của kho Bảo tàng Nghệ An mà chưa được đưa ra phục vụ công chúng. |
(còn nữa)
Nhật Lân