Bữa ăn bán trú của trẻ miền núi

18/12/2015 17:23

(Baonghean.vn) – Trường Mầm non Hương Sơn một trong những trường khó khăn nhất của huyện Tân Kỳ, nơi mà theo các giáo viên nơi đây “nếu không tổ chức bữa ăn bán trú thì trẻ sẽ không đến trường” vì nhà xa và đường sá đi lại khó khăn. Từ khi tổ chức bữa ăn bán trú (năm 2008), tỷ lệ huy động trẻ đến trường tăng lên hàng năm; đến nay lứa tuổi mẫu giáo đạt 100%. Tuy vậy, bếp ăn của trường mầm non miền núi này vẫn còn rất đơn sơ…

Những bữa ăn của trẻ được nấu bằng củi do các phụ huynh mang đến.
Những bữa ăn của trẻ được nấu bằng củi do các phụ huynh mang đến.
Vì tiết kiệm chi phí nên bếp ga chỉ được dùng khi thực sự cần thiết; chủ yếu là để làm nóng lại thức ăn
Bếp ăn phục vụ bữa ăn bán trú cho trẻ của trường còn rất thiếu thốn, chưa thể đảm bảo được quy trình “vận hành một chiều”…Vì tiết kiệm chi phí nên bếp ga chỉ được dùng khi thực sự cần thiết; chủ yếu là để làm nóng lại thức ăn
Nguồn nước dùng để nấu ăn cho trẻ vẫn còn là nước giếng khoan, trường chưa có điều kiện để mua bình lọc nước
Nguồn nước dùng để nấu ăn cho trẻ vẫn còn là nước giếng khoan, trường chưa có điều kiện để mua bình lọc nước
Không có tủ cơm để vận chuyển nên hàng ngày nên các cô phải mang cơm, thức ăn lên tận lớp học để chia thành từng suất ăn, còn các trò giúp cô bê cơm đến từng bàn.
Không có tủ cơm để vận chuyển nên hàng ngày nên các cô phải mang cơm, thức ăn lên tận lớp học để chia thành từng suất ăn, còn các trò giúp cô bê cơm đến từng bàn.
Và dùng cả xe máy để chuyển cơm và thức ăn cho các cháu đang học nhờ tại Trường THCS cách trường chừng 500m do điểm trường mầm non Hương Sơn ở xã Trung Mỹ  thiếu phòng học.
Và dùng cả xe máy để chuyển cơm và thức ăn cho các cháu đang học nhờ tại Trường THCS cách trường chừng 500m do điểm trường mầm non Hương Sơn ở xã Trung Mỹ thiếu phòng học.
Ở nơi điều kiện vật chất còn thiếu thốn, giáo viên và phụ huynh trường mầm non đã tự nỗ lực khắc phục bằng mọi cách. Nhà trường đặt mua thực phẩm của chính các gia đình phụ huynh; từ thịt lợn, bò gà, trứng… để có nguồn thực phẩm tươi, sạch. Còn các cô giáo tranh thủ mọi thời gian rảnh để tăng gia sản xuất.
Ở nơi điều kiện vật chất còn thiếu thốn, giáo viên và phụ huynh trường mầm non đã tự nỗ lực khắc phục bằng mọi cách, các cô giáo tranh thủ mọi thời gian rảnh để tăng gia sản xuất.
Những bữa ăn của trẻ được đảm bảo hơn nhờ tình thương yêu, sự tận tụy của các cô giáo …
Những bữa ăn của trẻ được đảm bảo hơn nhờ tình thương yêu, sự tận tụy của các cô giáo …
Sự nỗ lực của nhà trường và phụ huynh duy trì bữa ăn bán trú cho trẻ ở vùng khó này cũng là một trong những biện pháp góp phần nâng tỷ lệ huy động trẻ đến trường tăng lên hàng năm. Tỷ lệ trẻ lứa tuổi mẫu giáo đến trường từ 80% năm 2008 đến nay đã đạt 100%.
Sự nỗ lực của nhà trường và phụ huynh duy trì bữa ăn bán trú cho trẻ ở vùng khó này cũng là một trong những biện pháp góp phần nâng tỷ lệ huy động trẻ đến trường tăng lên hàng năm. Tỷ lệ trẻ lứa tuổi mẫu giáo đến trường từ 80% năm 2008 đến nay đã đạt 100%.

Nguyệt Minh

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Bữa ăn bán trú của trẻ miền núi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO