Bừng tỉnh tiềm năng xứ Nghệ
(Baonghean.vn) - Bằng khát vọng đổi mới, hội nhập, Nghệ An đang kết nối bè bạn bốn phương về cùng xây đắp quê hương. Những nhà máy đường, nhà máy sữa lớn nhất cả nước, những vùng chè, mía, cam, cà phê bạt ngàn... được kết trái từ tâm sức, từnỗ lực đầu tư sân bay, bến cảng, những con đường... đang vươn mình lớn dậy...
(Baonghean.vn) - Bằng khát vọng đổi mới, hội nhập, Nghệ An đang kết nối bè bạn bốn phương về cùng xây đắp quê hương. Những nhà máy đường, nhà máy sữa lớn nhất cả nước, những vùng chè, mía, cam, cà phê bạt ngàn... được kết trái từ tâm sức, từnỗ lực đầu tư sân bay, bến cảng, những con đường... đang vươn mình lớn dậy...
Chắp cánh cho quê hương
Nghệ An - mảnh đất thu nhỏ của nước Việt Nam, có rừng vàng, biển bạc, có trung du, miền núi, có sông, có hồ, có đông dân tộc anh em. Mảnh đất với nhiều tiềm năng về người, về đất từng cháy bỏng trong mong muốn của Bác lúc sinh thời "phấn đấu trở thành một tỉnh khá nhất miền Bắc" nay đangtrỗi dậy sức sống mới từ những nhà máy, công trình khắp thành phố, thị xã cho đến miền Tây. Nghệ An - trung tâm của Khu vực Bắc Trung bộ đặc biệt có nhiều lợi thế vượt trội: Sân bay Vinh, Bến cảng nước sâu, 4 cửa khẩu sang Lào, các trung tâm thương mại, giáo dục và y tế.
Sầm uất Cảng Cửa Lò
Sân bay Vinh những ngày giáp Tết Nhâm Thìn tấp nập khách. Những chuyến bay hối hả đáp xuống, bay lên. Dù đã tăng thêm các chuyến bay, nhưng vé bay trong dịp Tết vẫn khan hiếm, cho thấy nhu cầu giao lưu giữa Nghệ An và các tỉnh bằng đường hàng không rất lớn. Chị Đặng Thu Hà ở Hương Khê - Hà Tĩnh, thường đi máy bay vào thăm con gái và người thân ở Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng: "Dù mất một quãng đường đi từ Hà Tĩnh ra Vinh bằng ô tô, nhưng đi máy bay chỉ hơn một giờ là đã đến Sài Gòn".
Sân bay Vinh không chỉ đáp ứng nhu cầu thăm thân, đi mua sắm, chữa bệnh, học tập, làm việc ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, mà còn là cầu nối cho các nhà đầu tư ngoại tỉnh và quốc tế đến với Nghệ An. Hàng trăm nhà đầu tư từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đã về Nghệ Anxây dựng nhiều nhà máy, khách sạn, công trình
Nhớ lúc sinh thời, ngày 16/6/1957,tại Sân bay Vinh,Bác Hồ đã căn dặn cán bộ ngành Hàng không: "Bây giờ nước ta còn nghèo, nhân dân ta còn khó khăn. Đảng và Nhà nước ta còn nhiều việc phải lo. Sau này đất nước ta chắc chắn sẽ có những sân bay, máy bay hiện đại. Hàng không Việt
Trong nỗ lực đầu tư cảng biển, Nghệ An đã được Bộ Giao thông vận tải quan tâm đầu tư xây dựng Cảng Cửa Lò thành cảng quốc tế, với 6 bến cảng đáp ứng cho tàu trên 1 vạn tấn cập cảng. Hiện nay, Cảng Cửa Lò đã có bến container chuyên dụng, các xe máy xếp dỡ hàng siêu trường siêu trọng, sản lượng thông qua cảng năm 2011 đạt 1,8 triệu tấn. Phát huy truyền thống anh hùng, Cảng Cửa Lò đang có nhiều nỗ lực trong khai thác nguồn hàng, tăng trưởng doanh thu, là cầu nối quan trọng trong lưu thông hàng hóa. Bến cảng Cửa Lò mùa đông tấp nập xe vàtàu vào "ăn" hàng.
Đá trắng, gỗ dăm và hàng container đang được xếp dỡ kịp thời đi tiêu thụ. Cảm nhận rõ nhất ở cảng bây giờ là công nghệ máy móc đã được đưa vào xếp dỡ, thay cho lao động thủ công trước đây, nhờ vậy, năng suất tăng cao mà lại giảm được sức lao động. Những năm trước, trong mùa đông, công nhân vã mồ hôi trước những đá trắng, gạo, bột mỳ..., nay họ chủ yếu điều hành máy móc, xe nâng, cần cẩu... Cảng đã đầu tư 2 cần cẩu chân đế giá trị gần 60 tỷ đồng để xếp hàng siêu trường, siêu trọng. Giám đốc Cảng Nghệ Tĩnh, anh Lê Doãn Long (sinh năm 1972) chia sẻ: "Trong tình hình khó khăn của nền kinh tế thế giới, vận tải biển cũng bị ảnh hưởng. Một năm mình phải lo việc làm, lo tiền lương, thu nhập cho hơn 600 cán bộ nhân viên. Nhưng trong khó khăn, càng phải sáng tạo trong quản lý, nâng cao năng lực xếp dỡ, giảm giá thành, thu hút khách".
Giá thành vận tải biển hiện là rẻ nhất, các cảng biển đang là cầu nối quan trọng giữa sản xuất với tiêu dùng giữa các quốc gia, đồng thời có vai trò thúc đẩy sự lớn mạnh của các khu công nghiệp. Từ Cảng Cửa Lò, xi măng, đá trắng, gạo, bột mỳ, than đá, gỗ, dầu... được vận chuyển đến các cảng trên thế giới. Những con bò sữa từ
Bộ Giao thông vận tải cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển Cảng Đông Hồi giai đoạn đến 2020. Đây là cảng chuyên dùng phục vụ cho các nhà máy công nghiệp nặng như thép, xi măng, nhiệt điệntrong Khu công nghiệp Đông Hồi và Khu công nghiệp Hoàng Mai. Cảng có diện tích 1.097 ha, phía Bắc giáp Thanh Hóa, phía Tây giáp KCN Đông Hồi. Hiện đã có nhiều nhà đầu tư lớn có tiềm lực vào đầu tư ở đây như: Ngân hàng Bắc Á, Tổng Công ty Xi măng Việt
Nghệ An cũng là tỉnh được đánh giá quy hoạch về mạng lưới giao thông đồng bộ, thoáng với hệ thống giao thông huyết mạch tạo động lực phát triển cho các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, khai thác tiềm năng kinh tế biển và bảo vệ biên giới quốc phòng. Đường Hồ Chí Minh qua tỉnh đã hoàn thành với 133 km, đã kết nối các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hình thành thêm 3 thị trấn, 7 thị tứ, kết nối các khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, Nậm Cắn, Thông Thụ vớinước bạn Lào, Quốc lộ 7 nối Quốc lộ 48, đường vành đai biên giới, đường tránh Vinh, đường ven sông Lam, Nghệ An đang xây dựng nhiều đại lộ, tuyến đường quan trọng: Đại lộ Vinh -Cửa Lò, nâng cấp Quốc lộ 1A, hệ thống đường giao thông trong Khu kinh tế Đông Nam, đường Thái Hòa - Nghĩa Đàn, Hoàng Mai - Đông Hiếu...
Lấp lánh những hạt vàng
Xứ Nghệ bây giờ đã xuất hiện nhiều người làm giàu trên mảnh đất quê hương. Bằng tình yêu quê, bằng trí tuệ, tâm huyết, họ đã và đang làm bừng tỉnh các tiềm năng xứ Nghệ. Bây giờ, nhìn hệ thống Trang trại bò sữa của TH ở Nghĩa Đàn đã khá quen thuộc, nhưng khó có thể nói hết những gian truân, vất vảđể nuôi được đàn bò giống từ Hà Lan trên xứ Nghệ vàcó được sản phẩm sữa TH. Nhà máy Dứa xuất khẩutừng gặp phải khủng hoảng từ châu Âu, vẫn trăn trở tìm cách trụ vững với nhiều sản phẩm mới.Nông dân Phan Văn Hòa (Vĩnh Thành - Yên Thành) đã khăn gói ra Hà Nội học Đại học Nông nghiệp, dự định cho ra đời giống lúa VH1 gạo màu tím Huế, hạt mầu hồng...
Những con người với những tâm huyết dành cho quê hương, trăn trở với đất, với tiềm năng xứ Nghệ. Bà Thái Hương - Tổng Giám đốc Ngân hàng Bắc Á, chia sẻ: "Tôi đi ra nước ngoài, đến những vùng hoang mạc của Israel, tôi thắc mắc tại sao ở đó khắc nghiệt thế mà họ vẫn trồng cây trái tươi tốt, nuôi bò sữa được, trong khi quê mình trù phú, rộng lớn. Và tôi nghĩ không có lý gì Nghệ An không thể làm được như họ". Những người con xứ Nghệ ra đi từ miền quê nghèo, nay đau đáu trở về những mong góp phần công sức xây dựng quê hương. Nhà máy Bia Sài Gòn - Sông Lam công suất 100 triệu lít/năm vẫn hoàn thành mặc dù gặp thời kỳ khủng hoảng, nay đã nạp ngân sách cho tỉnh gần 300 tỷ đồng thuế/năm, Nhà máy Bột mỳ Vinafood tuy kinh doanh chủ yếu phía Bắc nhưng vẫn đăng ký nạp thuế tại Nghệ An mỗi năm gần 40 tỷ đồng. Tổng Giám đốc Công ty Cp Tecco Trần Hải Minh,mặc dù trụ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng sinh ra từ xứ Nghệ, anh đã về quê hương đầu tư nhiều dự án nhà ở hiệu quả.
Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn Nguyễn Bá Thi, ông Văn Thanh Liêm, Phó Tổng GĐ Tổng Công ty Sabeco trở về quê đầu tư hai nhà máy lớn và một công ty vận tải. Rồi Bệnh viện Thành An, Bệnh viện Minh Hồng, Nhà máy Bia Hà Nội, Nhà máy đườngTate & Lyle, Khách sạn Mường Thanh, khu du lịch Bãi Lữ, nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam... những nhà máy, công trình, lấp lánh những hạt vàng, những vóc dáng người con xứ Nghệ... Người Nghệ đang ngày một khẳng định bản lĩnh không chỉ ở mọi miền đất nước mà ngay ở quê hương. Bằng trí tuệ, tài năng, họ đã kéo về từ Anh quốc, Nhật Bản, Đức,
Châu Lan