Bước ngoặt và thử thách mới trong chống Covid-19 ở Trung Quốc

(Baonghean) - Trung Quốc hôm 19/3 đã chính thức đạt được một dấu mốc quan trọng trong cuộc chiến cam go chống dịch bệnh do virus Corona gây ra, khi lần đầu tiên kể từ lúc bùng phát dịch không ghi nhận thêm ca nhiễm mới nào ở trong nước. Nhưng tín hiệu đáng mừng này cũng không thể khiến giới chức và dân chúng quốc gia tỷ dân lơ là, chủ quan, bởi vẫn hiện hữu nguy cơ gia tăng các ca bệnh “nhập khẩu” từ ngoài vào, đe dọa phá vỡ chiều hướng tích cực không dễ gì có được.

“Qua cơn bĩ cực”

Theo hãng tin AFP, cú đảo chiều mạnh mẽ của Trung Quốc - nơi dịch bệnh khởi phát đầu tiên, diễn ra trong bối cảnh các quốc gia trên khắp thế giới chạy đua “đóng cửa”, nối tiếp nhau bế quan tỏa cảng trong nỗ lực hết sức mình hòng kiềm chế dịch lây lan trên diện rộng.

Có lẽ chỉ vài tuần trước thôi, ít ai dám nghĩ rằng gió lại xoay chiều như hiện nay, khi số ca nhiễm và tử vong trong lãnh thổ Trung Quốc đã thấp hơn con số ở bên ngoài.

Theo Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) của nước này, hôm thứ Năm vừa rồi, lần đầu tiên kể từ khi giới chức công khai số liệu liên quan đến virus Corona vào tháng 1, họ không ghi nhận thêm ca nhiễm mới nào tại Vũ Hán - thành phố ở miền Trung Trung Quốc, nơi ca Covid-19 đầu tiên xuất hiện vào tháng 12 năm ngoái, sau đó trở thành tâm dịch không chỉ của Trung Quốc mà của cả thế giới.

Hai người Vũ Hán đi trên đường phố vắng lặng ngày 27/1/2020. Ảnh Getty Images
Hai người Vũ Hán đi trên đường phố vắng lặng ngày 27/1/2020. Ảnh Getty Images

Cần nhắc lại rằng, từ ngày 23/1, Vũ Hán và 11 triệu người dân nơi đây đã bị khép vào vòng kiềm tỏa, cách ly hết sức nghiêm ngặt, và những ngày sau đó hơn 40 triệu dân ở các khu vực còn lại của tỉnh Hồ Bắc cũng bước vào giai đoạn “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Các địa phương khác của Trung Quốc cũng đồng loạt thực thi các biện pháp cứng rắn, nhằm hạn chế các cuộc tụ tập đông người nơi công cộng, giảm thiểu sự tiếp xúc xã hội vốn là yếu tố tăng nguy cơ bùng phát dịch.

Theo thông tin từ NHC, Trung Quốc ngày 19/3 ghi nhận thêm 8 trường hợp tử vong, tất cả đều tại tỉnh Hồ Bắc, nâng số ca tử vong trên toàn quốc lên 3.245. Như vậy, hiện tại tại nước này ghi nhận gần 81.000 ca nhiễm, song chỉ còn 7.263 người vẫn tiếp tục cần điều trị.

CNN dẫn số liệu cập nhật ngày 20/3 của Đại học Johns Hopkins cho biết, tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới là 244.500, trong đó ít nhất 10.000 trường hợp tử vong. Số ca tử vong tại Italy tính đến hết ngày 19/3 là 3.405, cao hơn tại Trung Quốc.

Ròng rã nhiều ngày vật lộn với bệnh dịch, tin vui chỉ gõ cửa Trung Quốc khi hôm 10/3, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thân chinh thị sát Vũ Hán lần đầu tiên kể từ khi dịch nổ ra, tuyên bố tại đây rằng sự lây lan dịch Covid-19 “về cơ bản đã được kiềm chế”. Cùng ngày, giới chức Hồ Bắc bắt đầu dỡ “cấm vận”, cho phép người dân được đi lại trong phạm vi tỉnh này, ngoại trừ Vũ Hán.

Cuộc sống dần trở lại nhịp độ thông thường ở một số khu vực của Trung Quốc. Ản:h AFP
Cuộc sống dần trở lại nhịp độ thông thường ở một số khu vực của Trung Quốc. Ảnh: AFP

Đến hôm 18/3 vừa rồi, dù Vũ Hán vẫn là cái tên nằm trong vòng loại trừ, song các cơ quan chức năng Hồ Bắc đã có động thái nới lỏng đáng kể, thông báo rằng họ sẽ phần nào mở các chốt chặn, cho phép những người khỏe mạnh từ các khu vực có nguy cơ lây nhiễm thấp rời khỏi địa phận của tỉnh nếu họ có việc làm hoặc cư trú ở những nơi khác.

Cuộc sống đang dần trở lại bình thường ở những địa phương khác của Trung Quốc, người dân dần quay lại làm việc, nhà máy mở cửa tiếp tục hoạt động, và trường học ở một số khu vực đã và đang sẵn sàng chào đón học sinh trở lại hoàn tất năm học bị gián đoạn do dịch.

Đợt sóng thứ hai

Nhưng như đã đề cập, không vội vui mừng hay chủ quan là điều mà Trung Quốc chắc chắn phải ghi nhớ, bởi hiện trung bình 20.000 người có mặt trên những chuyến bay tới nước này mỗi ngày, đặt ra mối quan ngại về khả năng xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ hai mà nguyên nhân là sự tràn vào ồ ạt các ca nhiễm từ nước ngoài.

Trung Quốc đã vài ngày liền không có ca nhiễm mới trong nước. Ảnh: AFP
Trung Quốc đã vài ngày liền không có ca nhiễm mới trong nước. Ảnh: AFP

Bắc Kinh và các khu vực khác hiện yêu cầu hầu hết các chuyến bay quốc tế phải thực hiện nghiêm quy định cách ly 14 ngày tại các khách sạn được trưng dụng làm nơi cách ly. Cơ quan hàng không dân sự Trung Quốc hôm 19/3 cho biết, sẽ hạn chế số hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến nước này, và nói rằng các hãng hàng không cần phải nộp lịch bay lên cơ quan này phê chuẩn trước khi áp dụng.

Hàng nghìn chuyến bay chở khách hiện đã bị hủy bỏ trên phạm vi toàn thế giới, do nhiều hãng buộc phải hủy tuyến trước hàng loạt quy định hạn chế đi lại cũng như nhu cầu của hành khách sụt giảm.

Có lẽ nhằm giảm tải cho thành phố thủ đô, Cơ quan quản lý hàng không dân sự của Trung Quốc còn tuyên bố thêm, một số chuyến bay quốc tế tới Bắc Kinh sẽ được chuyển hướng tới các thành phố khác, tại đó hành khách sẽ được kiểm tra y tế và làm thủ tục khai báo hải quan, rồi mới tiếp tục bay trở lại Bắc Kinh.

Hơn 10.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới do Covid-19. Ảnh minh họa: AFP
Hơn 10.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới do Covid-19. Ảnh minh họa: AFP

NHC cùng ngày cũng thông tin, Trung Quốc có thêm 34 ca nhiễm mới đều là những người đến từ các quốc gia khác. Đây là mức tăng số ca bệnh “nhập khẩu” lớn nhất trong 2 tuần lễ vừa qua, nâng tổng số ca thuộc diện này ở Trung Quốc lên 189.

Trước tình trạng này, tại cuộc họp ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc vào giữa tuần, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã phải thận trọng cảnh báo: “Chúng ta không bao giờ cho phép chiều hướng tích cực liên tiếp và khó khăn lắm mới đạt được này bị đảo ngược".

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.