Cà muối xổi không độc như nhiều người lầm tưởng

Thời gian gần đây có nhiều thông tin cà muối xổi sẽ gây hại cho sức khỏe khiến nhiều người hoang mang.
Những ngày hè nóng nực, một bát cà muối xổi kèm theo chút canh chua sẽ là món ăn bình dị mà hấp dẫn đối với nhiều người. Cà muối xổi được ví như một món ăn “đưa cơm” trong mỗi bữa ăn gia đình. Tuy vậy, trước nhiều thông tin cà muối gây ung thư, gây bệnh… đã khiến không ít người lo lắng.
Muối xổi không có hại cho sức khỏe
Cà pháo nói riêng và các loại cà trong họ cà nói chung được cho là thực phẩm có nhiều dinh dưỡng. Theo Đông y, cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao. Cứ 100g cà pháo cung cấp 1,5g protein (có đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể), 12mg canxi, 0,7mg sắt, 18mg magiê, 16mg phospho, 221g kali, 0,3mg kẽm. Ngoài ra nó còn chứa cả đồng và selen là các vi khoáng quý. Nhiều loại vitamin như tiền vitamin A, vitamin C (3mg/100g), vitamin B1, B2, PP cũng có trong cà pháo.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho biết, cà muối cũng như một số thực phẩm dinh dưỡng khác được bổ sung trong thực đơn hàng ngày của các gia đình. Cà có tác dụng kích thích tiêu hoá giúp ăn ngon miệng, dễ tiêu, bổ sung vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hoá như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum, cung cấp một lượng chất xơ lớn cho cơ thể, hạn chế một số bệnh do thiếu xơ gây ra như trĩ, táo bón, ung thư ruột kết.
 
Cà muối xổi như món ăn kích thích tiêu hóa
Tiến sĩ Lâm Văn Mân - Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển và Chuyển giao công nghệ - Viện An toàn thực phẩm cho biết, trong quả cà có chất solanine, đây là chất độc. Ngoài ra, trong cà còn có phần hoá xanh của củ khoai tây.
Tuy nhiên Solanine có thể hoà tan trong muối nên trước khi muối xổi ngâm trong nước có thể giảm bớt solanine. Đặc biệt hơn khi cà muối chua thì hàm lượng solanine giảm đi rất nhiều. Ở cà muối xổi không có chất gây ung thư như một số tin đồn, trừ trường hợp trong quả có tồn dư nitrate cao (tức bón quá nhiều phân hoá học như phân lân…).
Một số lưu ý khi ăn cà muối xổi
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, cà muối xổi tuy có nhiều chất dinh dưỡng và là món ăn kích thích tiêu hóa ăn ngon miệng nhưng nên ăn hạn chế. Cà muối có tính mặn nếu ăn quá nhiều sẽ gây nên tình trạng thừa muối trong cơ thể và mắc 1 số bệnh đường ruột.
Theo Tiến sĩ Lâm Văn Mân, một số trường hợp không nên ăn cà muối xổi như:
- Người ốm không nên ăn cà muối (solanine là chất độc nên với người đang ốm thì không nên ăn).
- Bà bầu không nên ăn cà muối xổi vì chất solanine trong một số nghiên cứu có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi (khiến thai nhi dị tật bẩm sinh)
- Muốn có món cà muối xổi hợp vệ sinh, an toàn, các bà nội trợ có thể mua cà về thái miếng mỏng ngâm trong nước sạch 2-3 tiếng sau đó ngâm nước muối loãng 1 tiếng rồi muối xổi 3- 4 tiếng là có thể dùng được.
Theo giadinh.net

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp là gì, nên làm gì khi bị tụt huyết áp. Biểu hiện tụt huyết áp, nguyên nhân và cách hạn chế. Hạ huyết áp, tụt huyết áp tư thế đứng là gì?