Ca trù Cổ Đạm - Cần có giải pháp bảo tồn kịp thời

(Baonghean.vn) - Xã Cổ Đạm (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) lâu nay vẫn được biết đến là “cái nôi” của Ca trù Xứ Nghệ với những làn điệu đã lay thức biết bao tâm hồn người nghe; những điển tích, điển cố, những giá trị nhân văn lớn lao của Ca trù nơi đây đã góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa đậm đà của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, ít ai biết được rằng “kho báu” nghệ thuật ấy đang dần mai một theo thời gian và lâm vào  cảnh… cần được “bảo vệ khẩn cấp”.

Những trang sử nơi “đất tổ” ca trù


Tương truyền, đất tổ Ca trù là ở Cổ Đạm, Tổ sư Ca trù là vợ chồng Đinh Lễ và Bạch Hoa ở Tổng Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Theo truyền thuyết, Tổ sư Đinh Lễ được hai vị tiên cho khúc gỗ và mẫu vẽ cây đàn Đáy, dựa vào mẫu đó, Đinh Lễ đã đẽo thành cây đàn, tiếng đàn đánh lên hay đến nỗi chim cá cũng phải ngẩn ngơ lắng nghe. Đinh Lễ đi khắp nơi dạy cho nhân gian những điệu hát làm say đắm lòng người mà ngày nay vẫn gọi là Ca trù.

Câu lạc bộ Ca trù Nguyễn Công Trứ, nơi tụ họp của “một số những con

người ít ỏi” còn tình yêu, còn muốn tiếp tục gắn bó với Ca trù trên mảnh đất Nghi Xuân – Hà Tĩnh

Có lần Đinh Lễ đến châu Thường Xuân (Thanh Hóa), quan Tri châu ở đây tên là Bạch Đình Sa có cô con gái tên gọi Bạch Hoa, đã mười sáu xuân xanh mà chưa biết nói. Khi nghe tiếng đàn Đinh Lễ, cô gái đang ăn cơm liền lấy đũa gõ vào mâm theo nhịp tiếng đàn, Bạch Đình Sa cho mời Đinh Lễ vào nhà đàn hát và khi dứt tiếng đàn, Bạch Hoa cất lên được tiếng nói. Cho là duyên trời sắp đặt, Bạch Đình Sa tác hợp cho hai người nên đôi lứa. Hai vợ chồng trở về Cổ Đạm lập nghiệp, chồng dạy đàn, vợ dạy múa hát, trai gái trong vùng theo học rất đông. Sau này Đinh Lễ được tiên ông đưa về trời, hóa thành con chim xanh, Bạch Hoa cũng đổ bệnh mà mất biến thành cây đào đỏ. Nhân dân lập đền thờ hai vợ chồng, phong làm Tổ sư Ca trù, lấy ngày 11 tháng Chạp hàng năm làm ngày giỗ.

Theo sử sách, từ thế kỷ 16 ở mảnh đất Cổ Đạm này, hình thức nghệ thuật Ca trù đã bắt đầu có và hình thành nên phường giáo ty Cổ Đạm, và cho đến thời Nhà Nguyễn (thế kỷ 17) thì Ca trù Cổ Đạm rất hưng thịnh, trở thành trung tâm Ca trù của 4 phủ, 12 huyện Nghệ An và Hà Tĩnh, cùng với đó là sự đóng góp to lớn của Nguyễn Công Trứ mà Ca trù ở Nghi Xuân trở nên nổi tiếng trong cả nước…
 
So với Ca trù xứ Bắc thì Ca trù Cổ Đạm có những nét riêng như hát nhanh và đanh hơn; tiết tấu rõ hơn và không luyến láy; cách lấy hơi nhàn nhã, thư thái hơn; phần đệm đàn, trống, phách cũng có những sự khác biệt khi âm lượng đánh ra vọng và giòn hơn…
 
Ca trù Cổ Đạm mang nặng tiếng nói ân tình, đậm đà bản sắc dân tộc, được lưu truyền từ đời này qua đời khác, nắm vai trò chủ đạo trong việc UNESCO công nhận Ca trù Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (01-10-2009). Đã có liên tiếp các thế hệ Nghệ nhân Ca trù từ nơi đây, họ đã có nhiều cống hiến cho Ca trù Việt Nam và nhận được nhiều giải thưởng liên quan đến loại hình nghệ thuật này…
 
Điều lấy làm day dứt là những năm trở lại đây, mặc dù Ca trù vẫn chiếm giữ được một vị trí nhất định trong lòng mỗi người dân Cổ Đạm, song có không ít những lí do bất khả kháng mà nó đang dần phai nhạt trên chính mảnh đất mà nó được sinh ra…
 
Thực trạng buồn qua lời kể của các nghệ nhân
 
Đến với “cái nôi” Ca trù Cổ Đạm, tôi cố gắng tìm gặp bốn cụ nghệ nhân Ca trù có tiếng ở nơi đây với mong mỏi một lần được nghe cả bốn cụ cất lên giọng hát anh đào mà… “một thời đã làm đắm say biết bao bậc chính nhân quân tử”, nhưng điều đó đã không thể nào trọn vẹn khi người dân Cổ Đạm cho biết rằng hiện xã chỉ còn hai nghệ nhân cao tuổi là cụ Phan Thị Nga và cụ Trần Thị Gia, cả hai cụ tuổi đã ngoài 90, và cụ Nga thì đã không còn minh mẫn. Tôi tìm đến nhà cụ Trần Thị Gia theo sự chỉ dẫn của người dân, căn nhà vách lá nhỏ bé, đơn sơ hiện ra trước mắt… Mặc dù tuổi tác đã cao nhưng cụ Gia vẫn còn khá minh mẫn và đặc biệt giọng hát của cụ vẫn còn mượt mà, êm ái như những “Đào” đương thì xuân sắc...

Cụ Gia đượm buồn khi được hỏi về thực trạng Ca trù Cổ Đạm

Khi được hỏi về sự mai một của Ca trù Cổ Đạm, cụ Gia đã không giấu được nỗi buồn trên đôi mắt, cụ tâm sự: “Buồn lắm chú à, bọn trẻ giờ không mấy đứa theo hát Ca trù nữa. Tôi nhớ ngày trước xã bọn tôi có một cái đình làng, trai gái vẫn tụ tập diễn hát, lớp già thì truyền dạy cho lớp trẻ, mà bọn trẻ thì cũng thích lắm, không như giờ… Hơn nữa, giờ Ca trù không còn được quan tâm như ngày trước, kể cả xã cũng chẳng mấy để í, những năm chúng tôi còn hát, cái trống, cái đàn… cũng phải tự tìm, tự thuê mà diễn…”
 
Đối với cụ Gia, lúc nào cụ cũng đau đáu một nỗi lo, nỗi lo Ca trù sẽ thất truyền, hơn nữa con cái cũng chẳng có, chính vì lẽ đó cụ nhận 22 đứa cháu hàng xóm quanh nhà làm học trò và dạy hát Ca trù cho bọn trẻ. Nhưng theo cụ Gia, trong số bọn trẻ được dạy hát, cũng chỉ có 2 đứa cháu họ của cụ là thực sự yêu thích và có năng khiếu với Ca trù. Cụ Gia còn chia sẻ thêm một số thông tin về các thế hệ học trò của cụ, theo lời cụ thì học trò xuất sắc nhất của cụ là vợ chồng anh Trần Văn Đài và chị Dương Thị Xanh ở Thôn 10 – Xã Cổ Đạm, anh Đài và chị Xanh đã có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, phát huy nghệ thuật Ca trù Cổ Đạm, đồng thời cũng nhận được rất nhiều giải thưởng lớn bé liên quan đến nghệ thuật Ca trù tại các cuộc thi trong cả nước…

Chào tạm biệt cụ Gia, tôi lập tức tìm đến gia đình anh Đài, chị Xanh, tuy nhiên phải mất mấy tiếng sau, khi trời đã tối hẳn thì tôi mới trò chuyện được với họ, bởi đơn giản, đó là lúc mà họ trở về sau những công việc thường ngày để nuôi sống gia đình.      
 
Hiện anh Trần Văn Đài đang làm Chủ nhiệm CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ, anh tâm sự: “Hai vợ chồng chúng tôi đến với Ca trù đơn giản chỉ là vì tình yêu với nó, vì tình yêu với nó mà chúng tôi nhận nhiệm vụ khôi phục, phát huy Ca trù; thành lập CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ, sinh hoạt vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. CLB đã đạt rất nhiều thành tích trong các cuộc thi Liên hoan dân ca Việt Nam, Liên hoan CLB Ca trù toàn quốc v.v…”
   
Tuy nhiên, anh Đài cũng không ngại ngùng giãi bày rằng mặc dù yêu và diễn hát Ca trù thật nhưng Ca trù không thể nuôi sống được bản thân cũng như gia đình anh, trái lại anh chị còn phải làm những công việc khác để nuôi sống gia đình mình và “nuôi sống” Ca trù, anh Đài thường gọi vui công việc của anh là “lấy nghề nuôi nghề”.
        
Nhắc đến thực trạng Ca trù Cổ Đạm hiện nay, anh Đài thẳng thắn nói rằng: Ca trù Cổ Đạm đang ngày càng phai nhạt dần đi, cũng do Ca trù rất kén người nghe, mà thế hệ trẻ bây giờ thì chẳng mấy mặn mà với Ca trù nữa. Vả lại cũng có rất nhiều lí do, ví như CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ lúc mới thành lập có hơn 40 thành viên mà giờ chỉ vẹn vẹn có 10 người nữa, do người thì đi làm ăn xa, người thì đi học, người thì đi lấy chồng v.v… Nghĩ mà buồn! Theo tôi thì Nhà Nước, từ cấp bộ, cấp địa phương cần phải quan tâm, đầu tư cho chính đáng, chẳng hạn như các cụ nghệ nhân cần được quan tâm nhiều hơn và đặc biệt là sự chung tay của công động, nếu không e rằng một ngày nào đó Ca trù sẽ không còn nữa… ”
 
Còn chị Dương Thị Xanh thì chia sẻ: “Đối với chúng tôi thì cái tiếc lớn nhất là không giữ chân được thành viên trong CLB Ca trù, nhiều người rất giỏi, rất có năng khiếu nhưng cuối cùng cũng dứt áo ra đi, cũng không thể trách được họ, tất cả cũng chỉ vì cơm áo gạo tiền, nỗi lo chung mà thôi. Ca trù đâu có nuôi được họ!”
               
CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ đang từng ngày vực dậy những hy vọng mong manh nhằm “cứu sống” Ca trù Cổ Đạm, nhưng “một cây liệu có làm nên non không?”, có quá ít những thành viên để tạo nên được “một điều kì diệu”. Liệu có còn ai đến với nơi đây, nơi “hiếm hoi” nhất trên mảnh đất Nghi Xuân nếu như không muốn nói là nơi duy nhất để những người có tình yêu Ca trù “nương tựa”.
 
Mong muốn được phục dựng lại loại hình nghệ thuật đặc sắc mà cha ông đã để lại đang là nỗi ao ước của không chỉ riêng mỗi người nghệ nhân mà nó còn là của cả cộng đồng. Đề án Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Ca trù Cổ Đạm - Nghi Xuân (giai đoạn 2013-2020) đang được xây dựng khá công phu, đề xuất nhiều giải pháp, nhưng đến nay vẫn chưa thấy “rục rịch” gì, phải chăng tất cả chỉ là trên lí thuyết?

Đã gần 4 năm trôi qua kể từ ngày UNESCO vinh danh Ca trù là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại, theo lộ trình, chỉ còn vỏn vẹn một năm nữa, đến năm 2014, chúng ta phải hoàn thành nhiệm vụ đưa Ca trù vượt qua cái ranh giới “cần được bảo vệ khẩn cấp”. Nếu không làm được điều đó, hậu quả sẽ rất khôn lường, có thể UNESCO sẽ bãi bỏ danh hiệu cao quí mà chúng ta nhận được, hoặc thậm tệ hơn nữa là... “chúng ta đang tự đánh mất chính mình”. Tuy nhiên để thực hiện được điều đó, quả thực là không hề đơn giản, nó đòi hỏi một kế hoạch cụ thể, tính khả thi cao; đòi hỏi một sự đầu tư thích đáng; và đòi hỏi hơn hết đó là… sự chung tay của cộng đồng!

Trường Kỳ (SVTT)

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.