Cách máy bay thoát hiểm khi bị chết động cơ

Khả năng lượn ở độ cao lớn có thể giúp máy bay có thêm thời gian để thoát hiểm khi tất cả động cơ ngừng hoạt động.

cach-may-bay-thoat-hiem-khi-bi-chet-dong-co

Máy bay vẫn có thể tiếp đất an toàn dù chết động cơ. Ảnh minh họa: Express.

Trong trường hợp máy bay chết động cơ khi đang bay trên đất liền, phi công giàu kinh nghiệm có thể xử lý tình huống an toàn bởi phi cơ vẫn có thể lượn một quãng rất xa để khởi động lại động cơ và đáp xuống đường băng an toàn, theo Nicoday.com.

"Thông thường, cứ mỗi 300 m độ cao, máy bay có thể lượn khoảng 3,2 km. Vì thế ở độ cao 12.200 m, máy bay có thể bay tiếp quãng đường khoảng 129 km mà không cần động cơ. Các phi công đều được đào tạo kỹ năng điều khiển máy bay tiếp tục lượn kiểu này, với mục tiêu tranh thủ thêm thời gian cho đến khi động cơ khởi động lại. Việc tính toán để hạ cánh thành công khi không có lực đẩy của động cơ từ độ cao 12.200 m là rất khó", một cơ trưởng người Anh giấu tên cho biết.

Patrick Smith, tác giả cuốn sách Cockpit Confidential, cũng chia sẻ ý kiến tương tự. "Giống như tắt động cơ xe hơi khi đổ đèo, chiếc xe vẫn tiếp tục di chuyển, máy bay cũng vậy", Smith nói.

Kỹ thuật bay lượn từng được các phi công thương mại thể hiện trước công chúng trong nhiều năm qua. Nổi tiếng nhất là màn thể hiện của cơ trưởng Chesley 'Sully' Sullenberger năm 2009. Sau cú va chạm với một con chim làm hỏng hoàn toàn động cơ, Sullenberger điều khiển máy bay A320 bay lượn và đáp xuống sông Hudson ở New York, Mỹ. Tất cả 155 hành khách và phi hành đoàn đều sống sót.

Phi công điều khiển máy bay chết động cơ đáp xuống sông Hudson

Năm 1982, máy bay Boeing 747 của hãng hàng không British Airways cất cánh từ sân bay Heathrow đến Jakarta bay qua cột tro núi lửa cách đích đến 177 km. Tro bụi núi lửa khiến cả 4 động cơ ngừng hoạt động và máy bay lượn trong 20 phút từ độ cao 11.277 m xuống 3.657 m. Ở độ cao này, phi hành đoàn khởi động lại thành công động cơ và hạ cánh an toàn, dù không thể nhìn rõ đường băng vì tro bụi phủ kín kính buồng lái. 

Theo VNE

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.