Cận cảnh cuộc sống của những “Rô - bin - xơn” trên lòng hồ thủy điện Bản Vẽ

Nhật Lân 28/03/2019 17:44

(Baonghean.vn) - Người ta gọi những người dân tái định cư thủy điện Bản Vẽ trở lại quê cũ trong lòng hồ thủy điện là những "Rô - bin - xơn". Bởi vùng họ sống, như những hoang đảo, không điện, không nước, không đường, không trường trạm...

Ngược bến thượng lưu, đập thủy điện Bản Vẽ khoảng 1 giờ đồng hồ, sẽ bắt gặp những
Ngược bến thượng lưu (nằm sát đập thủy điện Bản Vẽ) khoảng 1 giờ đồng hồ, sẽ bắt gặp những "bản" của các hộ dân của các xã Luân Mai, Hữu Dương, Kim Đa, Kim Tiến từng di dân tái định cư về 2 xã Ngọc Lâm, Thanh Sơn của huyện Thanh Chương, hoặc một số xã của huyện Quế Phong để nhường đất xây dựng nhà máy thủy điện Bản Vẽ, nay quay lại quê cũ.

Những ngôi nhà của những
Có những ngôi nhà tạm bợ, nhà dựng chênh vênh bên dốc núi, rất nguy hiểm. .

Không chỉ dựng nhà sống trên các hoang đảo, có một số
Không chỉ dựng nhà sống trên các hoang đảo, có một số hộ còn kết bè sống trên sông để tiện cho việc đánh bắt cá.

Những
Các bè thường không ở một vị trí cố định và thường xuyên di chuyển trên vùng lòng hồ để tìm bắt đánh cá.

Lô Văn Tứ là một
Lô Văn Tứ là một người thạo nghề sông nước. Quê cũ của Tứ thuộc xã Hữu Dương cũ. Theo bố mẹ di dân về xã Ngọc Lâm năm 2009, khi ấy Tứ 15 tuổi. Năm 2013, Tứ cùng bố mẹ quay trở lại lòng hồ. "Phải trở lại mà làm ăn, chăn nuôi, đánh bắt cá. Ở Ngọc Lâm chỉ còn ông và bà thôi...", Lô Văn Tứ nói.

Nơi trú ngụ của các
Nơi trú ngụ có khoảng cách xa đập thủy điện Bản Vẽ nhất là bản Cha Luân (là khu vực bản Cha Luân, xã Luân Mai cũ), khoảng 60 km đường sông. Hiện có 5 hộ dân, gồm cả người già, trẻ em của bản Cha Luân cũ đang sống tại đây.

Người có uy tín nhất trong 5 hộ là ông Lô Văn Chương, nguyên Phó Chủ tịch HĐND xã Luân Mai. Theo ông Chương, ở khu vực này dễ sống hơn tại xã Ngọc Lâm vì dưới đó, dân thiếu đất sản xuất, khi hậu lại khắc nghiệt. Hơn nữa, tài sản đất lâm nghiệp làm trang trại mà nhà nước giao cho trước đây chưa được thu hồi, đền bù.
Người có uy tín nhất trong 5 hộ là ông Lô Văn Chương, nguyên Phó Chủ tịch HĐND xã Luân Mai. Theo ông Chương, trở lại lòng hồ người dân tổ chức chăn nuôi, làm rẫy, xuống sông bắt cá để kiếm sống. Dù vất vả nhưng còn "dễ sống" hơn tại xã Ngọc Lâm.

Bà Vi Thị Loan, 63 tuổi, theo chồng là ông Lô Thanh Long trở về vùng lòng hồ khoảng năm 2010. Về lại bản cũ Cha Luân, gia đình bà dựng nhà sát sông, chồng đi đánh cá còn bà làm rẫy, chăn nuôi và dệt vải. Ảnh: Nhật Lân.
Nữ "Rô - bin - xơn" này tên là Vi Thị Loan, năm nay 63 tuổi. Bà theo chồng là ông Lô Thanh Long trở về vùng lòng hồ khoảng năm 2010. Về lại bản cũ Cha Luân, gia đình bà dựng nhà sát sông, chồng xuống sông đánh bắt cá còn bà làm rẫy, chăn nuôi và dệt vải. .

Tại bản Cha Luân này có những
Tại bản Cha Luân này có những người phụ nữ sắp đến kỳ sinh nở. Trong ảnh là Kha Thị Chai, 21 tuổi, mới về vùng lòng hồ năm 2018. Khi được hỏi, Chai khá hồn nhiên, không tỏ ra lo lắng khi vùng ốc đảo thiếu vắng những điều phụ nữ sinh đẻ cần đến. Vì đơn giản là ở đây "được ăn uống đầy đủ hơn ở Ngọc Lâm".

Lô Văn Hưng là một trong những
Lô Văn Hưng là một trong những "Rô - bin - xơn" nhỏ tuổi nhất (8 tuổi, học lớp 3). Hưng kể, vì bố mẹ đi làm công ty nên theo ông bà trở về vùng lòng hồ. Hàng ngày cháu vẫn đi học ở bản Phía Òi (xã Nhôn Mai), chỉ có điều phải đi bộ hơi xa. Theo các cán bộ cùng đi, các cháu nhỏ trở lại lòng hồ rất thiệt thòi, không có hộ khẩu nên không được hưởng các chế độ chính sách của nhà nước dành cho trẻ em vùng cao.

Còn đây là những đứa bé ở vùng lòng hồ đang chờ thuyền để sang bên kia sông hái lượm rau quả. Ảnh: Nhật Lân
Những đứa bé ở vùng lòng hồ đang chờ thuyền để sang bên kia sông hái lượm rau quả.

Có một lý do dẫn đến việc trỏ lại quê cũ mà các

Có một lý do dẫn đến việc trở lại quê cũ, theo những người dân là việc họ còn tài sản đất đai nhưng khi thực hiện dự án thủy điện Bản Vẽ nhà nước chưa được bồi thường. Trong ảnh là ông Lô Dương Hạnh. Thông tin tại giấy chứng nhận QSD đất của ông thể hiện hộ gia đình Lô Dương Hạnh được nhà nước giao đất với diện tích hơn 7,8 ha, thời hạn 50 năm. "Chưa thấy ai nhắc đến việc thu hồi, bồi thường đất nhà nước cấp cho chúng tôi...", ông Lô Dương Hạnh nói.

Cùng đi với chúng tôi ngược vùng lòng hồ, cán bộ huyện Tương Dương thông tin: hiện còn có 63 hộ, 213 khẩu thuộc xã Ngọc Lâm; 25 hộ, 47 khẩu thuộc xã Thanh Sơn, và khoảng 12 hộ, hơn 30 khẩu từ các xã Nậm Nhoóng, Tri Lễ đang sống trên vùng lòng hồ. Họ nguyên là
Theo một cán bộ huyện Tương Dương: Hiện còn có 63 hộ, 213 khẩu thuộc xã Ngọc Lâm; 25 hộ, 47 khẩu thuộc xã Thanh Sơn, và khoảng 12 hộ, hơn 30 khẩu từ các xã Nậm Nhoóng, Tri Lễ đang sống trên vùng lòng hồ. Họ nguyên là người dân Tương Dương, thuộc các xã Luân Mai, Hữu Dương, Kim Đa, Kim Tiến cũ. "Cuộc sống của người dân thì khó khăn, vất vả. Với địa phương thì khó khăn trong quản lý đất đai, cũng như các vấn đề an ninh, trật tự...", cán bộ huyện Tương Dương cho biết.

Mới nhất
x
Cận cảnh cuộc sống của những “Rô - bin - xơn” trên lòng hồ thủy điện Bản Vẽ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO