Cần cơ chế thích hợp
(Baonghean) Lâu nay, các địa phương như:
Hàng năm, tại
Tiết mục văn nghệ quần chúng tại Liên hoan Tiếng hát Làng Sen.
Chúng tôi tìm về Nam Cát, một trong những xã được coi là đi đầu trong công tác văn nghệ quần chúng của huyện để tìm hiểu thực chất cái gọi là "chiều sâu" trong hoạt động văn hóa văn nghệ. Được mệnh danh là xã 50 tỷ đồng/năm với việc nhiều gia đình có người thân đi xuất khẩu lao động, hàng năm gửi tiền về xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm phương tiện đi lại. Nói vậy để thấy, đời sống vật chất ở Nam Cát đang ngày một đi lên và đó là điều kiện để người dân chăm lo nâng cao đời sống tinh thần và hưởng thụ các giá trị văn hóa văn nghệ.
Tuy cả 12/12 xóm đều có đội văn nghệ nhưng cũng chỉ hoạt động thời vụ, kinh phí hoàn toàn tự túc, khi xã tổ chức các cuộc thi thì các xóm mới huy động, động viên đoàn viên thanh niên tham gia hưởng ứng. Đội văn nghệ xã cũng được xây dựng dựa trên một vài hạt nhân và các thành viên được tuyển chọn từ các cuộc thi cấp xã. Nguồn kinh phí hoạt động eo hẹp, trước mỗi cuộc thi tập luyện 10 - 15 ngày, tiền bồi dưỡng cho diễn viên chỉ có 50 nghìn đồng... nhưng xã liên tục đạt giải cao tại các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh...
Từ thành công của văn nghệ quần chúng xã Nam Cát có thể thấy nếu biết vận dụng các nguồn hỗ trợ và động viên phát triển các hạt nhân văn nghệ thì phong trào sẽ có điều kiện duy trì, phát triển nhưng muốn phát triển có chiều sâu điều quan trọng vẫn là cơ chế hoạt động, kinh phí và năng lực tổ chức của các cơ sở.
Không chỉ
Toàn huyện có 24 đội Thông tin lưu động (TTLĐ) nhưng không có cơ chế hoạt động rõ ràng, không gây quỹ hoạt động mà chủ yếu dựa vào nguồn xã hội hóa. Các đội TTLĐ được giao nhiệm vụ tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Bằng nhiều hình thức như sân khấu hóa, tổ chức hội nghị,... các đội TTLĐ đã triển khai có hiệu quả nội dung tuyên truyền phòng chống ma túy, AIDS... Tuy nhiên, ngoại trừ đội TTLĐ cấp huyện có phương tiện hoạt động (xe lưu động) thì các đơn vị cấp xã chỉ có hạt nhân chủ lực, chỉ khi cần mới huy động thêm lực lượng tham gia, đội TTLĐ cấp huyện cũng chỉ hoạt động kiêm nhiệm, không tập trung. Điều này dẫn đến tình trạng khi có sự kiện diễn ra rất khó để huy động lực lượng tham gia tuyên truyền.
Tình hình tại huyện Đô Lương cũng diễn ra tương tự, các đội TTLĐ cấp huyện hoạt động cầm chừng, cấp xã hầu như tan rã hoặc không có. Điều này đang đặt ra cho chính quyền các cấp nhiều băn khoăn trăn trở.
Từ thực tế đang diễn ra ở một số huyện cho thấy, cơ chế, chính sách, kinh phí hoạt động là những yếu tố quan trọng nhằm duy trì và phát triển các đội TTLĐ, VNQC trên địa bàn toàn tỉnh. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ đến được với người dân một cách hiệu quả thông qua kênh TTLĐ, VNQC. Muốn vậy, TTLĐ, VNQC phải được quan tâm đúng mức, phải được đầu tư kinh phí hoạt động và có hướng phát triển lâu dài, bền vững.
Võ Văn Dũng