Cần những giải pháp hiệu quả
(Baonghean.vn) Từđầu năm 2011 đến nay trên tuyến đường sắt Bắc -
Thực trạng đáng báo động
Trong tháng 1 năm 2011 ở cung đường Giát, km 257+500 -258+300 xã Quỳnh Hoa (Quỳnh Lưu) liên tiếp xảy ra 3 vụ mất trộm vật tưđường sắt. Ngoài ra, trong 9 tháng đầu năm, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu còn xảy ra 3 vụ kẻ gian tháo tà vẹt bê tông đường sắt chạy qua xã Quỳnh Lâm và Quỳnh Giang. Ở cung đường Yên Lý thuộc xã Diễn Hồng (Diễn Châu) xảy ra 3 vụ, cung đường Vinh 2 chạy qua xã Hưng Mỹ (huyện Hưng Nguyên) xảy ra 7 vụ.
Còn tại huyện Nghi Lộc, từđầu năm đến nay, nhiều vụ mất cắp thiết bịđường sắt cũng xảy ra. Điển hình như vào các ngày 13/4, và 30/6/2011 tại cầu ray số 1, và số 47, km 304+00 đến km 305+00 đã xẩy ra vụ mất trộm 22 bộ phụ kiện đường sắt, gồm tà vẹt bê tông dựứng lực, và một sốốc vít. Ngày 16/7/2011 tại km 301+400 thuộc khu vực Cầu Cấm-Quán Hành cũng tiếp tục xảy ra mất trộm 22 bộ phụ kiện đường sắt...
Điều đáng báo động là đối tượng gây ra các vụ trộm này chủ yếu là học sinh THCS và THPT. Mục đích tháo trộm vật tưđường sắt của các em chỉđể bán đồng nát, phế liệu lấy vài trăm nghìn thậm chí vài chục ngàn để chơi điện tử, mua kem, mua kẹo chia nhau... Nguy hiểm là ở chỗ các em không ý thức được việc làm của mình nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ra tai nạn trật bánh, lật tàu để lại hậu quả khôn lường.
Điển hình như vụ việc xảy ra trong khoảng từ 10/1 đến 28/1/2011 đoạn đường sắt đi qua địa phận xã Quỳnh Hoa đã bị mất 53 bộ phụ kiện. Sau khi nhận được tin báo, Công an(CA) huyện Quỳnh Lưu, đã phối hợp với Phòng An ninh kinh tế CA tỉnh (PA 81) cùng với CA xã Quỳnh Hoa tổ chức điều tra phát hiện các đối tượng trộm chính là học sinh Trường THCS Quỳnh Hoa. Tuyến đường sắt Bắc -
Theo Thượng tá Trần Ngọc Sơn, Phó trưởng CA huyện Quỳnh Lưu, việc tìm được đối tượng và thu hồi phụ kiện trong các vụ mất trộm là rất khó. Trong số 28 vụ mất cắp vật tư phụ kiện đường sắt xảy ra trong 9 tháng đầu năm 2011 mới chỉ có 6 vụđược cơ quan công an điều tra làm rõ. Ngay cả khi phát hiện, bắt được đối tượng cũng không thể khởi tố hình sự vì đối tượng ở tuổi vị thành niên hoặc giá trị tài sản mất cắp chưa đến mốc vượt quá 2 triệu đồng. Thế nên, hình thức xử lý hành chính, bồi thường thiệt hại cho ngành Đường sắt chưa đủ biện pháp mạnh để răn đe...
Cần những giải pháp đồng bộ
Để ngăn chặn tình trạng tháo trộm phụ kiện, vật tưđường sắt, Công ty Quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh đã ký quy chế phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An về công tác bảo vệ an ninh trật tựđường sắt.
Trong đó, các Cung trưởng mỗi tháng ít nhất một lần báo cao tình hình an ninh trật tự với công an phường, xã, gắn trách nhiệm công tác bảo vệđường sắt vào tiền lương tháng của Cung trưởng. Công ty cũng trích kinh phí duy tu để làm công tác tuyên truyền ở những địa phương thường xảy ra vi phạm như: Hưng Mỹ (Hưng Nguyên), Nam Cường (
Trong đó, quan trọng nhất là công tác tuyên truyền, giáo dục thông qua các giờ học ngoại khóa, các phong trào "đoạn đường em chăm", "em yêu đường sắt quê em"... làm cho học sinh hiểu rõ việc tháo trộm phụ kiện, vật tưđường sắt là việc làm vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến tài sản Nhà nước, tính mạng con người. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua cũng cần tăng cường tổ chức giáo dục, vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh trật tựđường sắt; Phát động từng hộ gia đình ký cam kết trong công tác bảo vệ an ninh trật tựđường sắt đi qua địa bàn, giáo dục cho nhân dân có ý thức trách nhiệm trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi phạm tội. Thông báo lên hệ thống loa truyền thanh của các khối, xóm, phường, xã để thông báo về hành vi trộm vật tư thiết bịđường sắt của các đối tượng đã được cơ quan công an điều tra, làm rõ để răn đe các đối tượng khác. Bên cạnh đó, vì bình yên cho mỗi chuyến tàu ngành đường sắt cũng cần kiến nghị Chính phủđưa danh mục đường sắt vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Khánh Ly - Đặng Cường