Canada gửi xe bọc thép cho Ukraine, Đức muốn NATO tránh xung đột với Nga

Theo Tuấn Trần (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand cho biết, nước này sẽ gửi 200 xe bọc thép Senator cho Ukraine trong thời gian tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand cho biết, nước này sẽ gửi 200 xe bọc thép Senator cho Ukraine trong thời gian tới.

Theo thông cáo trên trang web của Chính phủ Canada hôm 18/1, Bộ trưởng Quốc phòng Anita Anand đã tới Kiev và có cuộc gặp với nhiều quan chức cấp cao của Ukraine, trong đó có người đồng cấp Ukraine Oleksii Reznikov.

Bà Anita Anand (trái) và người đồng cấp Ukraine Reznikov. Ảnh: Radio-Canada.

Bà Anita Anand (trái) và người đồng cấp Ukraine Reznikov. Ảnh: Radio-Canada.

“Trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, bà Anand tuyên bố Canada sẽ viện trợ 200 xe bọc thép Senator cho các lực lượng vũ trang Kiev. Lô viện trợ này trị giá hơn 90 triệu USD và là một phần của gói hỗ trợ quân sự bổ sung 500 triệu USD được Thủ tướng Canada Justin Trudeau công bố hồi tháng 11 năm ngoái”, thông cáo viết.

“Bà Anand và ông Reznikov sau đó đã thảo luận về việc Canada làm thế nào để đáp ứng các nhu cầu quốc phòng cấp bách của Ukraine. Bộ trưởng Ukraine Reznikov đã cảm ơn chính quyền Ottawa về các khoản hỗ trợ quân sự trị giá hơn 1 tỷ USD được nước này cam kết dành cho Kiev kể từ tháng Hai năm ngoái”, thông cáo viết thêm.

Đức muốn NATO tránh xung đột với Nga

Tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết, Đức cùng các quốc gia khác trong NATO cần tránh để xung đột ở Ukraine trở thành cuộc chiến giữa khối quân sự này và Nga.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 18/1. Ảnh: AP

Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 18/1. Ảnh: AP

“Đức là một trong những quốc gia hỗ trợ Ukraine nhiều nhất. Berlin đã có quyết định rất sớm để thay đổi chiến lược chính trị của mình, không chỉ viện trợ nhân đạo cho Ukraine mà còn cả nhiều vũ khí nữa. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine chừng nào còn cần thiết”, ông Scholz nói với báo giới.

“Các loại pháo được Đức viện trợ cho Ukraine, rất hiệu quả trong việc giúp lực lượng vũ trang Kiev bảo vệ lãnh thổ. Họ có thể dựa vào sự hỗ trợ từ chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng cần tránh cuộc xung đột ở Ukraine có thể biến thành cuộc chiến giữa NATO và Nga”, Thủ tướng Đức nhấn mạnh.

Ở một diễn biến khác, tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cùng ngày thừa nhận Berlin dính líu “gián tiếp” vào cuộc xung đột ở Ukraine.

“Việc đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức đã là một thách thức lớn, ngay ở trong thời bình. Thách thức này đã trở nên lớn hơn theo thời gian, khi Đức có dính líu gián tiếp tới cuộc xung đột ở Ukraine. Quân đội Đức cần phải thích nghi với một tình huống mới có liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine”, ông Pistorius nói với hãng thông tấn DPA.

Ông Lavrov nói Mỹ và phương Tây cấm Ukraine đối thoại với Nga

Trong buổi họp báo tổng kết những hoạt động năm 2022 của Bộ Ngoại giao Nga diễn ra hôm 18/1, Ngoại trưởng Sergey Lavrov tuyên bố phương Tây không cho phép Kiev tự đưa ra quyết định trong cuộc xung đột với Moscow.

“Chúng ta thường nghe phương Tây nói họ sẽ không thảo luận về vấn đề Ukraine mà không có sự tham gia của Kiev. Nhưng trên thực tế, phương Tây đã quyết định thay cho Ukraine khi cấm Tổng thống Volodymyr Zelensky đạt thỏa thuận với Nga vào cuối tháng Ba năm ngoái. Kể từ đó, các đại diện phương Tây nhiều lần nói rằng, còn quá sớm để đàm phán và Kiev cần được viện trợ vũ khí để có vị thế tốt hơn trên bàn đàm phán”, hãng tin TASS dẫn lời ông Lavrov nói.

Ukraine và phương Tây tới nay chưa đưa ra bình luận về tuyên bố trên của Ngoại trưởng Nga.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.