Cảnh giác ATVS thực phẩm Tết

24/01/2013 17:49

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là vấn đề thường xuyên và thường niên, được toàn xã hội quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng cứ vào dịp cuối năm, khi rất nhiều mặt hàng tứ xứ đổ về, xuất xứ khác nhau, phục vụ các nhu cầu tiêu dùng, thì vấn đề ATVSTP lại trở nên "nóng" hơn hết.

(Baonghean) Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là vấn đề thường xuyên và thường niên, được toàn xã hội quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng cứ vào dịp cuối năm, khi rất nhiều mặt hàng tứ xứ đổ về, xuất xứ khác nhau, phục vụ các nhu cầu tiêu dùng, thì vấn đề ATVSTP lại trở nên "nóng" hơn hết.

Tại chợ Vinh mặt hàng thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn với đầy đủ các loại hàng từ hoa quả, bánh kẹo, thực phẩm khô, đóng hộp, hàng tươi sống... Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của người chế biến và kinh doanh ở đây chưa được chú trọng. Đa số hộ kinh doanh nhập các mặt hàng bánh kẹo, mứt, hạt dưa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Qua kiểm tra những quầy hàng giò chả, tỷ lệ hàn the quá mức độ cho phép, nếu sử dụng nhiều, lâu dài có nguy cơ gây bệnh xơ gan và ung thư gan cao.



Những mặt hàng ở các quầy kinh doanh bánh kẹo, chợ Vinh không có xuất xứ, hạn sử dụng.

Chị Nguyễn Thị Thuần, chủ cơ sở kinh doanh bánh kẹo Mai Thuần (chợ Vinh) ngập ngừng trước câu hỏi về nguồn gốc, cũng như chất lượng của những mặt hàng đang bày bán tại cơ sở của mình "Người ta đưa hàng đến là lấy thôi mà. Còn hạn sử dụng thì người đưa cũng phải chịu trách nhiệm chứ!". Còn chị Lê Thị Mai, cũng kinh doanh loại mặt hàng như trên, thì lại càng mơ hồ hơn về nguồn gốc của các mặt hàng mình đang bày bán: "Tôi nhập hàng nhưng không biết địa chỉ cụ thể, chỉ biết nằm ở trên đường Thái Phiên. Mà tôi lại chuyên nhờ mấy chú xe lai đi lấy giúp…”. Một mặt hàng khác người tiêu dùng vẫn sử dụng hàng ngày, đó là các loại giò chả. Chị Vương Thị Thu, chủ một hộ sản xuất giò chả tại chợ Vinh thừa nhận: "Từ trước tới giờ ai sản xuất giò chả cũng bỏ hàn the, em chỉ bỏ một chút … ”. Với những nhận thức của người sản xuất, kinh doanh mặt hàng thực phẩm như vậy, thực sự sức khỏe người tiêu dùng đang bị đe dọa một cách trực tiếp.

Không chỉ tại chợ Vinh, còn nhiều chợ khác như Quán Lau, Quang Trung, Hưng Dũng, Trung Đô... các loại bánh kẹo, mứt với đủ màu sắc hấp dẫn cũng được bày bán tràn lan. Nhiều loại có điểm chung là “không nhãn mác, không ngày sản xuất, không hạn sử dụng”. Hơn nữa, các loại mứt trái cây như mứt dừa, mứt bí, mứt nho... không đóng gói nhưng vẫn được các tiểu thương trưng bày mà không được bao bọc cẩn thận, mặc cho bụi bẩn, ruồi nhặng bám vào. Khi chúng tôi băn khoăn về một số sản phẩm trên sạp hàng không có nhãn mác ghi nơi sản xuất, hạn sử dụng… thì một tiểu thương tại chợ Quang Trung đang ngồi đảo rồi lựa từng hạt mứt nho mà không sử dụng bao tay, cho biết: “Đây đều là hàng sản xuất tại Việt Nam, tất cả đều có hạn sử dụng nhưng được ghi trong thùng giấy”.

Trong khi đó, đơn vị có chức năng trực tiếp quản lý, kiểm tra là Ban quản lý các chợ thì vẫn chưa có chế tài xử phạt những hộ kinh doanh vi phạm một cách cụ thể. Cơ bản, ban quản lý chợ chỉ phối hợp với quản lý thị trường, các ngành liên quan hoặc qua các đợt kiểm tra liên ngành của thành phố để phát hiện, ra thông báo nhắc nhở, tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh. Đặc biệt các khu bán hàng thực phẩm tươi sống, giết mổ gia cầm (là khu vực có nhiều nguy cơ cao về vi phạm ATVSTP), các hàng ăn uống, đồ khô... cũng chỉ dừng lại ở tuyên truyền, nhắc nhở.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An thì trên địa bàn toàn tỉnh có trên 14 ngàn cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, trong đó số cơ sở vi phạm pháp lệnh ATVSTP gần 20%, tập trung chủ yếu ở miền núi. Với số lượng cơ sở sản xuất lớn như vậy, nhưng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thanh, kiểm tra rất mỏng nên đã gặp không ít khó khăn, chế tài xử phạt còn chưa hợp lý. Công tác thanh, kiểm tra còn nhiều chồng chéo giữa các ngành. Chúng tôi đã có dịp tiếp cận một cơ sở làm bánh nướng, mứt các loại tại khu vực chợ Trù (Nghĩa Khánh-Nghĩa Đàn). Nơi đây có một sản phẩm bánh nướng mang tên Hồng Hà. Loại bánh này chỉ có giá khoảng 2 ngàn đồng/cái nhỏ. Bà chủ tên Nguyễn Thị Thanh H. nói với chúng tôi: “Các chú mua về buôn thì lấy loại ni là vừa, dễ bán. Hàng loại nhỏ đây bọn tui buôn về tận Vinh, Quỳnh Lưu, Diễn Châu cả đó”. Mặc dù các sản phẩm đều có nhãn mác, địa chỉ của cơ sở sản xuất, nhưng nhìn cảnh 7-8 người làm thuê nhồi bột, hấp, nướng trên nền căn bếp nhớp nhúa nước bẩn và những đôi tay trần, thì nhãn mác này cũng không nói lên điều gì để đảm bảo độ vệ sinh của sản phẩm.

Trong buổi làm việc với chúng tôi, ông Đào Trọng Dũng - Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Nghệ An, cho biết: "Mặc dù công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được các ban, ngành chức năng kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, nhất là vào dịp lễ, tết. Nhưng hàng vạn người bán hàng vẫn chỉ chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng. Khi biết có các đoàn kiểm tra về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, rất nhiều hộ kinh doanh đã cố gắng giấu đi những mặt hàng vi phạm về an toàn thực phẩm, để rồi sau khi đoàn đi qua lại đưa ra bán. Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng những người sản xuất, kinh doanh hàng thực phẩm cần phải có nhận thức đúng đắn về ATVSTP và mỗi người dân hãy trở thành một nhà tiêu dùng thông thái".

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân trong dịp Tết và tại các lễ hội cổ truyền, Bộ Y tế triển khai Tháng cao điểm về an toàn thực phẩm Tết năm 2013 với chủ đề “Bữa ăn an toàn” từ ngày 8/1 đến 25/2 trên toàn quốc

Trong thời gian tổ chức Tháng cao điểm, 8 đoàn thanh kiểm tra liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm sẽ tiến hành kiểm tra tại 24 tỉnh/thành phố trọng điểm, đặc biệt tập trung ở 2 thành phố lớn Hà


Trần Hải

Mới nhất
x
Cảnh giác ATVS thực phẩm Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO