'Chặn gà nhà đá nhau' trong vận tải đường sắt

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã có phương án tổ chức sắp xếp lại công tác vận tải đường sắt, trong đó điểm đáng chú ý là hợp nhất 2 Công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn lại để hạn chế tối đa cạnh tranh nội bộ nhằm vực dậy ngành đường sắt.

“Gà nhà đá nhau!”

Trước đó, vào ngày 1/1/2015 Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội và Sài Gòn đi vào hoạt động theo mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ. Đến ngày 1/1/2016, các đơn vị này chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với tổng số lao động lên tới hơn 7.600 người.
 

Hành khách tại Ga Vinh. Ảnh tư liệu Báo Nghệ An
Hành khách tại Ga Vinh. Ảnh tư liệu Báo Nghệ An

 Theo lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thừa nhận, sau một năm thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa 2 công ty trên bị sụt giảm nghiêm trọng cả về sản lượng, doanh thu, thị phần vận tải và tiền lương, thu nhập đời sống của người lao động.

Lý giải rõ hơn, phía VNR rằng, vận tải đường sắt phải cạnh tranh quyết liệt với hàng không và đường bộ về vận tải hành khách trong khi hệ thống kết cấu hạ tầng và công nghệ vận tải cũ kỹ, lạc hậu, nhiều năm không được quan tâm đầu tư nên năng suất lao động thấp.

Hơn nữa, 2 công ty này cùng cung cấp một loại sản phẩm trên thị trường, vì vậy không tránh khỏi cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho nhau, làm suy giảm nguồn lực chung và giảm khả năng cạnh tranh với các phương tiện vận tải khác, dẫn đến kìm hãm sự phát triển và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh chung của ngành đường sắt.

Dẫn chứng, tại mỗi ga, địa điểm kinh doanh, cả 2 công ty đều bố trí lao động, thuê trụ sở, văn phòng làm việc và kho bãi...nên đã làm phát sinh tăng bộ máy quản lý, tăng lao động, tăng chi phí, phân tán nguồn lực, cơ sở vật chất và vốn; bộ máy quản lý, lao động lớn, cồng kềnh, năng suất lao động thấp, ảnh hưởng đến chất lượng vận tải...

“Công tác quản lý, điều hành, vận dụng toa xe hàng, khách giữa 2 Công ty khó khăn, phức tạp, kém hiệu quả, hiệu suất sử dụng phương tiện thấp dẫn đến lãng phí tài nguyên chung trong việc sử dụng toa xe, làm tăng giá thành vận tải và chất lượng dịch vụ, giảm đáng kể năng lực cạnh vận tải đường sắt,” lãnh đạo VNR cho biết.

Bên cạnh đó, do có nhiều đầu mối tổ chức kinh doanh vận tải hành khách và hàng hoá nên khi khách hàng muốn tiếp xúc để ký kết hợp đồng vận chuyển, tìm hiểu để liên doanh, liên kết hoặc giải quyết các vướng mắc... rất khó khăn, đó cũng là nguyên nhân mà ngành đường sắt chỉ ra việc khách hàng ngày càng ít đến với đường sắt, làm giảm thị phần vận tải đường sắt.

Hai giai đoạn “lột xác”

Tham khảo mô hình tổ chức kinh doanh của các Tập đoàn, Tổng công ty trong nước và đặc biệt là ngành đường sắt một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Đức, Pháp, Italy, Indonesia, Malaysia... cho thấy, các doanh nghiệp vận tải trong nước hầu hết chỉ kinh doanh một sản phẩm là vận tải hành khách hoặc vận tải hàng hoá. Thậm chí, đường sắt các nước Nhật Bản, Nga, Đức, Pháp, Italy... tách bạch giữa kinh doanh vận tải hàng hóa và vận tải hành khách.
 

'Chặn gà nhà đá nhau' trong vận tải đường sắt ảnh 2

Ngành đường sắt sẽ tách bạch vận tải hàng hóa và hành khách. Ảnh: TTXVN

Nhấn mạnh việc gộp 2 công ty lại làm một sẽ tạo ra động lực để vận tải đường sắt không ngừng đổi mới và phát triển, Tổng công ty Đường sắt cho rằng, nguyên tắc sắp xếp với mục đích hạn chế tối đa xáo trộn về tổ chức, đặc biệt giảm thiểu việc điều chuyển lao động từ địa bàn này sang địa bàn khác; đảm bảo mục tiêu tái cơ cấu mô hình tăng trưởng; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của vận tải đường sắt; thu hút cổ đông chiền lược tham gia kinh doanh vận tải đường sắt…

Vì thế, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề xuất phương án tái cơ cấu vận tải làm 2 giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn 1 (dự kiến hoàn thành trong năm 2017) sẽ hợp nhất 2 Công ty cổ phần Vận tải Sài Gòn và Hà Nội thành một Công ty cổ phần Vận tải đường sắt có chức năng tổ chức kinh doanh vận tải hành khách, hành lý và các dịch vụ gia tăng trong vận tải hành khách trong nước và Liên vận quốc tế; sở hữu toàn bộ toa xe khách, toa xe hàng, các phương tiện thiết bị khác nhằm phục vụ hành khách, cứu viện và sữa chữa phương tiện vận tải…

Doanh nghiệp hợp nhất này sẽ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh vận tải hành khách đồng thời thành lập một Công ty cổ phần vận tải hàng hóa (bước đầu là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Công ty Cổ phần vận tải đường sắt nắm giữ 100% vốn, được giao quản lý và khai thác toàn bộ toa xe hàng, trang thiết bị và phương tiện phục vụ vận tải hàng hoá và cứu viện đường sắt; quản lý tất cả các trạm khám chữa toa xe).

Giai đoạn 2 (dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2019 - 2020), sau khi ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng, hiệu quả, ngành đường sắt thực hiện cổ phần hóa Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt theo hình thức Công ty cổ phần Nhà nước không chi phối.

Đường sắt đang mất ưu thế với những người anh em của mình là hàng không và đường bộ.
Đường sắt đang mất ưu thế với những người anh em của mình là hàng không và đường bộ. Vì vậy, việc hợp nhất các công ty sẽ tăng thêm sức mạnh. Ảnh tư liệu

Đặt câu hỏi về hiệu quả của phương án tổ chức sắp xếp lại công tác vận tải đường sắt, lãnh đạo VNR đưa ra giả định trong trường hợp hiệu suất sử dụng phương tiện và năng suất lao động ở mức độ trung bình thấp thì vẫn nâng hệ số sử dụng chỗ của tàu khách lên bình quân khoảng 75% (năm 2016 là 60%), tiết kiệm chi phí chạy tàu khách khoảng 5-6%; giảm đầu mối tổ chức, giảm định biên lao động và các chi phí về trụ sở văn phòng làm việc tại các Chi nhánh và các ga.

Theo khảo sát tính toán với khối lượng công việc thời kỳ cao nhất chỉ cần tối đa không quá 60% lao động hiện có của cả 2 Công ty. Như vậy, giảm 40% lao động chuyển sang làm các dịch vụ gia tăng như vận chuyển đường ngắn, Logictics... đồng thời tương ứng giảm được 40% diện tích thuê văn phòng làm việc và các chi phí khác như điện, nước...

Cùng với việc đa dạng hóa dải vé khi tung ra hàng nghìn vé giá rẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, khai thác an toàn tối đa kết cấu hạ tầng hiện có, đóng mới toa xa, đưa đoàn tàu chất lượng cao vào hoạt động ở các cự ly ngắn… Tổng công ty Đường sắt đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhằm xóa bỏ hình ảnh trì trệ về tư duy, nhằm kéo lại thị phần hành khách vốn đã rời bỏ ngành này trong thời gian qua.

Theo vietnamplus.vn

tin mới

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

(Baonghean.vn) -Thực hiện Kế hoạch mở đợt kiểm tra cao điểm về hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là IUU), chiều 28/3, đoàn công tác Ban chỉ đạo IUU của tỉnh tiến hành kiểm tra tại địa bàn Quỳnh Lưu và TX. Hoàng Mai.

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.