Cháo lươn Thành Vinh

(Baonghean) - Giới sành ẩm thực mỗi lần qua Thành Vinh đều tìm đến cháo lươn. Những kẻ xa quê lâu ngày thì tô cháo lươn lên hàng “văn hoá ẩm thực” ngang với thơm chát chè xanh, ngọt bùi quyến rũ của khoai lang vùi trấu, ngang với thứ nhút tương cà mãi đằm trong thi ca xứ Nghệ!
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Cháo lươn! Thì cũng lươn ấy gia vị ấy, song không hẳn cứ treo biển mở quán là có cháo ngon! Phải làm sao cho lươn trắng như thịt ếch, chín mà không nát, từng sợi lươn đã chín vẫn xoắn xuýt với nhau, thịt lươn chín mà vẫn dai, có vị ngọt tự nhiên, khách càng nhìn bát cháo càng vui mắt vì màu lươn hài hoà với màu cháo trắng đục, thính giác tốt đến mấy cũng không ngửi thấy mùi tanh truyền kiếp của lươn! Tất tật những bí quyết ấy không phải chủ quán nào cũng có. 
Giờ khắp 20 phường, xã của Thành Vinh đều có quán cháo lươn, song những tay sành ăn thường gặp nhau tại ngã ba Quán Bàu vào buổi sáng, còn vào buổi tối hay giữa đêm thì tụ tập cạnh nhà khách Bưu điện tỉnh. Âu là cái dạ dày biết tìm đến quán cháo lươn ngon nhờ cái đầu tỉnh táo và cái lưỡi tuyệt chiêu. Bao khách qua đường dễ quên tên chủ quán, quên địa danh nơi quán toạ lạc nhưng cái dư vị cháo lươn Thành Vinh đạt tới trình độ nghệ thuật ẩm thực thì đọng mãi giữa lòng người, đọng mãi với thời gian. Tôi chủ định không nhắc tên những quán được xếp hạng trong số hàng trăm quán cháo lươn trải khắp Thành Vinh, làm vậy dễ bên trọng bên khinh không nỡ. Thôi thì chi bằng cứ để “thượng đế” nhớ và tự tìm đến với “đầy tớ” của mình, bởi “đồng tiền có mắt”. Người xưa đã thế người nay càng hơn thế với sự lựa chọn những thứ mình cần. Chỉ biết cuộc cạnh tranh trên “mặt trận cháo lươn” người thắng không ít và người không thành công cũng nhiều. Thường mỗi quán bán 5-7 cân lươn/ngày, rất ít quán đạt kỷ lục 20-30 cân. Quán có “đẳng cấp cao” phục vụ không liên tục, chỉ ba, bốn tiếng buổi sáng hoặc buổi tối vì “con mình có cơm ăn thì để cho con người có bát cháo”.
Tài bắt lươn ở xứ Nghệ quê tôi cũng thành truyền thuyết. Muốn bắt lươn phải phân biệt hang lươn với hang cua, hang rắn, phải nhận đúng màng lươn mới thò tay bắt (màng là thứ màu của váng nước trước miệng hang). Màng lươn nước trong, màng cua nước đục, màng rắn nước lúc đục lúc trong. Bằng kinh nghiệm săn lươn, những người thợ cho nhà cua “tại ngoại”, cho lươn choai choai được hưởng “án treo”, họ chỉ kết án những chú lươn bằng ngón út trở lên, họ “nghề” tới mức nhìn màng nước đoán được con lươn trong hang nặng nhẹ bao nhiêu. Khi định vị được màng thì dấn mạnh bàn chân phía cuối hang lươn khắc nhào đầu ra trốn chạy, song với ngón giữa, ngón trỏ, ngón áp út của bàn tay sạn chai đã tạo “thế đinh ba” ngoạm chặt cổ lươn và “nhổ” lươn lên dễ ợt, dễ hơn nhổ sắn đất cát gặp mưa. Nghề săn lươn cũng thành nghiệp chướng, hàng ngàn hố bom nơi quê tôi đã thành hồ thành ao, thành hang hốc cho lươn sinh nở. Lạ thay, loài ốc, ếch, tôm, cua thì dễ tuyệt chủng bởi vô số chủng loại phân hoá học, duy giống lươn “không quản lấm đầu” thì cứ sinh giống đẻ dòng, cứ phổng phao để tạo nguồn thu nhập không bao giờ cạn cho nhà nông. 
Chuyện rằng, một thời nhà thơ Phùng Quán từ Hà Nội “được” sung về thực tế dài ngày tại Nông trường Đông Hiếu, huyện Nghĩa Đàn, ngày ấy ao chuông cũng sở hữu tập thể chẳng ai dám mó vào nếu không được lệnh của lãnh đạo nông trường, vậy mà ông nhà thơ Phùng Quán vẫn có cách khai thác tiềm năng của trời của đất để cải thiện bữa ăn đạm bạc. Thi sĩ Phùng Quán trộn bùn với phân trâu, đem trát thứ hỗn hợp ấy trong lòng rổ tre dày 5-10 cm rồi phơi nắng, nhà thơ lại còn chế ra nắp đậy giống miệng chiếc hom giỏ. Tối, thi sĩ cho người đặt “vũ khí cứu tinh” xuống lòng ao, sáng chưa rõ mặt đã đầy rổ lươn ngót vài chục ký. Tài thơ và tài bẫy lươn của Phùng Quán ngang nhau, lúc bí thơ thì ông tìm thi hứng khoái khẩu nhờ tài bẫy lươn. 
Sau chầu khoái khẩu tôi rút tờ 200 ngàn đồng trả 10 bát cháo lươn cho cả đám, mấy ông bạn tôi trố mắt: Sao rẻ thế! Thì “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”, lời tiền nhân đúng với mọi thời đại, càng đúng với các nhạc trưởng cháo lươn siêu hạng xứ Nghệ, nhất là giữa nắng gió Thành Vinh.
Giao Hưởng

tin mới

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.