'Chạy rơm' giữa ngày nắng nóng ở vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thu hoạch mùa màng trong điều kiện thời tiết nóng bức, bà con nông dân khá vất vả, nhất là việc phơi, thu cất rơm rạ.
Dịp nắng nóng này, bà con nông dân các huyện đang tranh thủ thu hoạch những trà lúa hè thu. Hiện nay, công đoạn gặt khá đơn giản, chỉ cần gọi máy gặt đến là xong, nhưng thu dọn rơm thì còn kéo dài sau đó, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thời tiết. Ảnh: Huy Thư ảnh 1
Dịp nắng nóng này, bà con nông dân các huyện đang tranh thủ thu hoạch những trà lúa hè thu. Hiện nay, công đoạn gặt khá đơn giản, chỉ cần gọi máy gặt đến là xong, nhưng thu dọn rơm thì còn kéo dài sau đó, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thời tiết. Ảnh: Huy Thư
Sau khi gặt, rơm được bà con nông dân phơi ngay trên ruộng cạn. Từ sáng đến chiều, phải "đội nắng" lật trở rơm mấy lần, rơm mới khô đều. Nắng to, rơm mau khô, nhưng thu dọn rơm khá vất vả. Bà con nông dân thường đi lấy rơm khi đang nắng chiều, nhằm bảo quản rơm tốt hơn. Nếu đi lấy rơm muộn, gần tối, gặp sương xuống rơm sẽ bị xìu hoặc gặp mưa rơm sẽ ngấm nước hư hỏng. Nếu phơi lại, rơm cũng không sáng đẹp, thơm như lúc đầu. Ảnh: Huy Thư ảnh 2
Sau khi gặt, rơm được bà con nông dân phơi ngay trên ruộng cạn. Từ sáng đến chiều, phải "đội nắng"  lật trở rơm mấy lần, rơm mới khô đều. Nắng to, rơm mau khô, nhưng thu dọn rơm khá vất vả. Bà con nông dân thường đi lấy rơm khi đang nắng chiều, nhằm bảo quản rơm tốt hơn. Nếu đi lấy rơm muộn, gần tối, gặp sương xuống rơm sẽ bị xìu hoặc gặp mưa rơm sẽ ngấm nước hư hỏng. Nếu phơi lại, rơm cũng không sáng đẹp, thơm như lúc đầu. Ảnh: Huy Thư
Phương tiện chuyên chở rơm từ ngoài đồng về nhà là xe kéo, xe trâu bò, xe ô tô . Việc sắp rơm lên xe là công việc không mấy "dễ chịu", mặc dù rơm nhẹ, nhưng khá xót. Các gia đình thường dùng xe trâu kéo để chở rơm. Mỗi xe 2 người, 1 người đứng trên xe và 1 người đứng dưới xe để xốc rơm lên. Ảnh: Huy Thư ảnh 3
Phương tiện chuyên chở rơm từ ngoài đồng về nhà là xe kéo, xe trâu bò, xe ô tô
 . Việc sắp rơm lên xe là công việc không mấy "dễ chịu", mặc dù rơm nhẹ, nhưng khá xót. Các gia đình thường dùng xe trâu kéo để chở rơm. Mỗi xe 2 người, 1 người đứng trên xe và 1 người đứng dưới xe để xốc rơm lên. Ảnh: Huy Thư
Nhiều hộ nông dân chọn cách bó rơm giữa ruộng thành những bó lớn rồi vận chuyển lên đường. Khiêng rơm, 2 tay 2 bó, tay xách nách mang khá khó nhọc. Ảnh: Huy Thư ảnh 4
Nhiều hộ nông dân chọn cách bó rơm giữa ruộng thành những bó lớn rồi vận chuyển lên đường. Khiêng rơm, 2 tay 2 bó, tay xách nách mang khá khó nhọc. Ảnh: Huy Thư
Một số hộ khác dùng xe kéo tay gắn xe máy để chở rơm. Những chiếc xe kéo nhỏ nhưng được sắp rơm cao ngất. Những hôm động mưa, mây đen tứ bề, đi lấy rơm các gia đình phải huy động hết nhân lực để thu dọn rơm, tránh mắc mưa. Chạy rơm trời mưa thì "không nói hết chuyện mệt". Ảnh: Huy Thư ảnh 5
Một số hộ khác dùng xe kéo tay gắn xe máy để chở rơm. Những chiếc xe kéo nhỏ nhưng được sắp rơm cao ngất. Những hôm động mưa, mây đen tứ bề, đi lấy rơm các gia đình phải huy động hết nhân lực để thu dọn rơm, tránh mắc mưa. Chạy rơm trời mưa thì "không nói hết chuyện mệt". Ảnh: Huy Thư
Một người dân ở xã Bảo Thành (Yên Thành) đang chở rơm về nhà cho hay: Gia đình nào nuôi trâu, bò thì phải phơi, trau rơm rất cẩn thận, có khi phải mua, xin thêm rơm của bà con láng giềng. Phơi rơm gặp nắng thì khô giòn, còn gặp mưa thì rất vất vả. Nếu dỡ rơm không kịp thì rơm ngấm nước sẽ hư hỏng hoặc phơi lại rơm cũng không còn sáng màu và thơm như lúc đầu. Ảnh: Huy Thư ảnh 6
Một người dân ở xã Bảo Thành (Yên Thành) đang chở rơm về nhà cho hay: Gia đình nào nuôi trâu, bò thì phải phơi, trau rơm rất cẩn thận, có khi phải mua, xin thêm rơm của bà con láng giềng. Phơi rơm gặp nắng thì khô giòn, còn gặp mưa thì rất vất vả. Nếu dỡ rơm không kịp thì rơm ngấm nước sẽ hư hỏng hoặc phơi lại rơm cũng không còn sáng màu và thơm như lúc đầu. Ảnh: Huy Thư
Một phụ nữ ở xã Xuân Tường (Thanh Chương) điều khiển xe bò chở rơm từ ngoài đồng về nhà. Xe rơm tuy nhẹ nhưng cồng kềnh, nếu cột không chặt, điều khiển bò không chuẩn thì xe rất dễ bị đổ, lật. Ảnh: Huy Thư ảnh 7
Một phụ nữ ở xã Xuân Tường (Thanh Chương) điều khiển xe bò chở rơm từ ngoài đồng về nhà. Xe rơm tuy nhẹ nhưng cồng kềnh, nếu cột không chặt, điều khiển bò không chuẩn thì xe rất dễ bị đổ, lật. Ảnh: Huy Thư
Nhiều hộ dân neo người, nhất là những người già phải gánh gồng rơm bằng đòn xóc hay quang gánh rất khó nhọc. Ảnh: Huy Thư ảnh 8
Nhiều hộ dân neo người, nhất là những người già phải gánh gồng rơm bằng đòn xóc hay quang gánh rất khó nhọc. Ảnh: Huy Thư
Thậm chí có người đội rơm, cõng rơm từ ruộng hoặc từ nơi phơi về nhà. Đội rơm có lẽ là cách thức vận chuyển rơm vất vả nhất. Ảnh: Huy Thư ảnh 9
Thậm chí có người đội rơm, cõng rơm từ ruộng hoặc từ nơi phơi về nhà. Đội rơm có lẽ là cách thức vận chuyển rơm vất vả nhất. Ảnh: Huy Thư
Theo bà con nông dân, ngày mùa đưa được rơm khô về nhà là "đã mừng rồi". Rơm phơi được nắng sáng, giòn, thơm là nguồn thức ăn quan trọng cho trâu bò. Những năm qua, người dân cất rơm khô bằng nhiều cách: gác lên trần nhà, bỏ vào nhà rơm, xây thành cây ở ngoài vườn. Ảnh: Huy Thư ảnh 10
Theo bà con nông dân, ngày mùa đưa được rơm khô về nhà là "đã mừng rồi". Rơm phơi được nắng sáng, giòn, thơm là nguồn thức ăn quan trọng cho trâu bò. Những năm qua, người dân cất rơm khô bằng nhiều cách: gác lên trần nhà, bỏ vào nhà rơm, xây thành cây ở ngoài vườn. Ảnh: Huy Thư
Công đoạn xây rơm đòi hỏi phải chuẩn bị công phu từ lúc trồng cột đến làm nền, cách vấn rơm... Công việc xây rơm, đặc biệt là xây những cây rơm lớn thường dành cho đàn ông con trai. Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ vẫn đảm đang công việc này một cách khéo léo. Xây được 1 cây rơm vững chắc, có hình thức đẹp, cột đỉnh cẩn thận là một sự kỳ công. Ảnh: Huy Thư ảnh 11
Công đoạn xây rơm đòi hỏi phải chuẩn bị công phu từ lúc trồng cột đến làm nền, cách vấn rơm... Công việc xây rơm, đặc biệt là xây những cây rơm lớn thường dành cho đàn ông con trai. Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ vẫn đảm đang công việc này một cách khéo léo. Xây được 1 cây rơm vững chắc, có hình thức đẹp, cột đỉnh cẩn thận là một sự kỳ công. Ảnh: Huy Thư

tin mới

Chuyện về những người Nghệ ở Vũng Tàu

Chuyện về những người Nghệ ở Vũng Tàu

(Baonghean.vn) - Hầu hết những người Nghệ đang sinh sống, làm việc, công tác tại thành phố biển Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) đều chịu thương chịu khó làm ăn, đoàn kết tốt, coi Vũng Tàu là quê hương thứ hai nhưng không bao giờ quên quê hương Nghệ An - nơi họ đã sinh ra từ đó.

Mang Trung thu lên bản Huồi Mới

Mang Trung thu lên bản Huồi Mới

(Baonghean.vn) - Ngày 22/9, Báo Nghệ An phối hợp cùng Team Bạch Mã (trực thuộc CLB Xe Bán tải địa hình Việt Nam) và Đồn Biên phòng Tri Lễ tổ chức Trung thu và tặng quà cho học sinh mầm non và tiểu học tại bản người Mông Huồi Mới, xã Tri Lễ (huyện Quế Phong).

Quỳnh Lưu

Phong trào tiếp sức cho học sinh nghèo ở Quỳnh Lưu

(Baonghean.vn) - Cùng với nhiều hoạt động chăm lo công tác an sinh xã hội, thời gian qua các Chi bộ, đảng bộ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đã đẩy mạnh chương trình “Tiếp sức đến trường” hết sức ý nghĩa nhằm giúp các em học sinh mồ côi có hoàn cảnh khó khăn được đến trường trong năm học mới.

Cảng hàng không quốc tế Vinh

Cảng hàng không quốc tế Vinh thông báo mời tham gia lựa chọn đơn vị thuê vị trí quảng cáo tại nhà ga hành khách quốc nội

(Baonghean.vn) - Cảng hàng không quốc tế Vinh - Chi nhánh Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP có kế hoạch tổ chức lựa chọn rộng rãi đơn vị thuê vị trí quảng cáo tại khu vực nhà ga hành khách quốc nội Cảng hàng không quốc tế Vinh với các nội dung cụ thể sau:

Hơn 5.300 tỷ đồng chi trả chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

Hơn 5.300 tỷ đồng chi trả chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

(Baonghean.vn) - Chỉ tính riêng trong 2 năm 2021 và 2022, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng gần 3 triệu học sinh, sinh viên sử dụng thẻ BHYT với khoảng 6,1 triệu lượt khám, chữa bệnh; tổng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của nhóm học sinh, sinh viên bình quân/năm là hơn 2.500 tỷ đồng.