Chế biến nông sản, cần đầu tư cho khoa học
Theo dự thảo Luật KH-CN (sửa đổi) thì: Căn cứ vào nhu cầu về KH-CN trong hoạt động của mình, các cơ quan, tổ chức, DN, cá nhân quyết định thành lập tổ chức nghiên cứu và phát triển theo quy định của pháp luật.
DN KH-CN thực hiện nhiệm vụ SXKD các loại sản phẩm, hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các nhiệm vụ KH-CN và SXKD các loại sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra còn được hưởng chế độ miễn, giảm thuế thu nhập DN như DN đầu tư vào khu công nghệ cao kể từ khi có thu nhập chịu thuế đối với phần doanh thu từ hoạt động KH-CN. DN KH-CN không được hưởng quy định ưu đãi nêu trên đối với năm tài chính không đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật này.
Được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; ưu tiên cho thuê đất, cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ phát triển KH-CN và các quỹ khác theo quy định của pháp luật để thực hiện dự án đầu tư SXKD các loại sản phẩm, hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ...
Rõ ràng Nhà nước thực hiện nhiều ưu đãi đối với việc xây dựng các DN KH-CN. Nhưng trong thực tế đã có bao nhiêu DN tổ chức ra các viện nghiên cứu nhằm phục vụ cho sự phát triển của DN mình?
Vừa qua tôi có dịp sang công tác tại Nhật Bản và tôi vô cùng ngạc nhiên khi được biết kinh phí dành cho nghiên cứu KH-CN ở Nhật Bản chỉ có 20% từ Nhà nước, còn tới 80% từ các DN tư nhân!
Tôi đã được kiểm chứng điều này qua việc đến thăm một xí nghiệp rất lớn, một viện nghiên cứu hiện đại và một hội nghị quốc tế hoành tráng... mà chỉ là của một Cty SX sữa chua mang nhãn hiệu Yakult. Chỉ một ví dụ này cho ta biết bao suy nghĩ.
Ai cũng biết đến sữa chua, thậm chí ai cũng có thể làm sữa chua từ men giống lấy từ một ít sữa chua mua trên thị trường. Vậy tại sao lại phải có những nhà máy hiện đại không chỉ có ở Nhật Bản mà còn ở cả 32 quốc gia trên khắp các châu lục, với sản lượng trên 28 triệu lọ sản phẩm/ngày.
Hóa ra sản phẩm này năm nay thu được tới 312,6 tỷ yên (76 yên = 1 USD) và mục tiêu đề ra đến năm 2020 là 500 tỷ yên. Tại sao sữa chua mà lại thu được nhiều tiền đến như vậy? Vì đây là một phát minh từ năm 1930 của bác sĩ Minoru Shirota (1899-1982), chính vì vậy chủng vi khuẩn này được mang tên ông (Lactobacillus casei Shirota).
Đây là một chủng vi khuẩn lactic thuộc một loài thông thường, nhưng khác với các chủng khác ở chỗ chúng đề kháng mạnh mẽ với dịch dạ dày (độ acid rất cao) và dịch mật cùng các enzim tiêu hóa khác, do đó đến được ruột non và phát triển được trong ruột non.
Viện Nghiên cứu Yakult hiện đại hơn bất kỳ viện nghiên cứu nào tôi từng thấy ở VN. Viện này được thành lập từ tháng 4/1955 và hiện có tới 280 cán bộ, nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến sữa chua Yakult như khu hệ vi sinh vật đường ruột, phòng chống ung thư, các vi khuẩn đường ruột chưa từng biết đến, cơ chế miễn dịch đường ruột, chức năng của dạ dày-ruột, điều tiết sinh lý dinh dưỡng, hiệu quả diều tiết miễn dịch của Probiotic, nghiên cứu hệ gen của các vi khuẩn Probiotic, ứng dụng lâm sàng của các vi khuẩn Probiotic).
Điều đó cho thấy một sản phẩm muốn hơn hẳn các sản phẩm cùng loại, muốn có doanh thu lớn, lợi nhuận cao và lâu dài, không thể bằng lòng với cái đã có mà cần phải tiếp tục nghiên cứu dựa trên các thành tựu mới nhất của khoa học. Đến thăm xí nghiệp trung tâm của Yakult tôi không khỏi kinh ngạc.
Trước đây đến thăm nhà máy Yakult-Việt Nam tại Bình Dương tôi đã thật sự khâm phục vì chỉ có 5 chuyên gia Nhật Bản cùng các kỹ sư và công nhân VN mà điều khiển một hệ thống lên men tự động nhằm làm ra tới 180.000 lọ sữa Yakult mỗi ngày (mỗi lọ 65 ml chứa tới 6,5 tỷ vi khuẩn sống).
Nhờ có nghiên cứu khoa học mà các sản phẩm này mới giữ được bản quyền, vì với 6,5 tỷ vi khuẩn sống trong mỗi lọ 65 ml đâu có khó khăn gì để phân lập ra những vi khuẩn quý giá của Yakult, nhưng dễ gì có ai SX ra được những sản phẩm tương tự (!)
|
Vậy mà đến thăm nhà máy này tôi thấy to gấp biết bao nhiêu lần so với nhà máy ở Bình Dương. Trên một diện tích rộng tới 204.497 m2 và rất gần với núi Phú Sĩ nên nhà máy mang tên là Fujisusono. Đây chỉ là một trong 10 nhà máy trên đất nước này. Mọi công đoạn hầu như đều tự động hóa hết cho nên nhìn vào (tất nhiên là qua kính) chỉ thấy lác đác có vài kỹ thuật viên điều khiển thiết bị mà thôi.
Vậy mà cũng phải có đến 256 cán bộ, nhân viên mới hoàn thành được mọi công việc. Xem khu xử lý nước thải thấy BOD sau khi xử lý chỉ còn có 0,1 mà thôi. Nghĩa là trong như nước máy mới được thải vào môi trường. Nhờ có nghiên cứu sâu rộng từ viện nghiên cứu nên ngoài sản phẩm truyền thống hiện nay đã có thêm vài chục loại nước uống, enzim và dược phẩm khác cùng mang thương hiệu Yakult.
Đặc biệt là sản phẩm từ vi khuẩn Bifidobacterium breve với tác dụng điều trị nhiều hội chứng đường ruột nên rất được ưa chuộng. Đáng kể nhất là hàng loạt nghiên cứu của cộng đồng quốc tế về tác dụng phòng chống một số loại ung thư của sản phẩm Yakult.
Trong hội thảo quốc tế về Probiotic vừa họp tại
(Theo NNVN)-LC