'Chìa khóa' thoát nghèo ở Quế Phong

12/11/2016 08:28

(Baonghean.vn) - Toàn huyện Quế Phong hiện có 16 HTX đang hoạt động hiệu quả, với nhiều cách làm mới, sáng tạo, được người dân hồ hởi tham gia như: HTX sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp Quế Phong; HTX nông nghiệp và sản xuất chế biến nứa lùng Quế Sơn; HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mường Nọc... Đó được xem là "chìa khoá", là điểm tựa giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Rau sạch trong những năm qua là thế mạnh của Quế Sơn (Quế Phong). Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là bà con không chỉ dừng lại ở trồng rau kinh doanh đơn lẻ mà đã liên kết để thành lập hợp tác xã. Hợp tác xã Hải Lâm đã được thành lập gần 5 năm, trong những năm qua đã tạo được sự liên kết cho gần 30 hộ dân trong vùng để sản xuất rau. Tại đây, các hộ đã được tập huấn kỹ thuật trồng rau sạch, tạo sự liên kết trong sự phân bổ vùng trồng, loại cây trồng và đảm bảo nguồn giống ổn định cho các địa phương lân cận.
Rau sạch trong những năm qua là thế mạnh của Quế Sơn (Quế Phong). Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là bà con không chỉ dừng lại ở trồng rau kinh doanh đơn lẻ mà đã liên kết để thành lập hợp tác xã. Trong đó, HTX Hải Lâm được thành lập gần 5 năm, đã tạo được sự liên kết cho gần 30 hộ dân trong vùng.
Chị Đào Thị Giang, một thành viên của HTX chia sẻ: “Việc liên kết trong làm ăn giúp bà con quy hoạch vùng trồng, tiếp cận khoa học kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn. Chỉ tính riêng làm giống rau vụ đông, nếu thắng lợi, khoảng gần 1 tháng sẽ cho thu nhập trên 6 triệu đồng mỗi sào. Đặc biệt, có giống cải Hà Nội cũng đang tiến hành trồng trong 2 năm nay bởi sản lượng và giá trị đạt cao. Giống này chỉ trồng khoảng 1,5 tháng là có bán, đạt bình quân gần 7 triệu đồng/sào”.
Chị Đào Thị Giang, một thành viên của HTX chia sẻ: “Việc liên kết trong làm ăn giúp bà con quy hoạch vùng trồng, tiếp cận khoa học kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn. Chỉ tính riêng làm giống rau vụ đông, nếu thắng lợi, khoảng gần 1 tháng sẽ cho thu nhập trên 6 triệu đồng mỗi sào".
trong những năm gần đây, khi nhận thức được giá trị kinh tế của cây lùng mang lại, bà con ở đây đã biến đây thành hướng đi phát triển kinh tế mới. Năm 2013 HTX chế biến nứa lùng Quế Sơn được thành lập do anh Bùi Anh Dân  làm chủ nhiệm. Qua 4 năm hoạt động, hiện HTX đã thu hút được hàng trăm lao động: 70 người chuyên khai thác nguyên liệu, 40 người chuyên chẻ nan, 30 người đứng máy…Do đẩy mạnh sản xuất đời sống của người lao đông ngày càng được cải thiện, thu nhập người lao động đạt từ 2 - 7 triệu đồng/tháng.
Nhận thấy giá trị kinh tế của cây lùng mang lại, năm 2013 HTX chế biến nứa lùng Quế Sơn được thành lập do anh Bùi Anh Dân làm chủ nhiệm. Qua 4 năm hoạt động, hiện HTX đã thu hút được hàng trăm lao động, thu nhập đạt từ 2 - 7 triệu đồng/người/tháng.
Anh Bùi Anh Dân, chủ nhiệm HTX chia sẻ:
Anh Bùi Anh Dân, giám đốc HTX chia sẻ: "Mỗi ngày ở đây sản xuất được bình quân 4 tạ tăm hương, vào thời gian cao điểm có thể sản xuất được 5 đến 6 tạ. Nhiều vậy nhưng cung không đủ cầu, có khi tư thương đến làm hợp đồng để mua thêm nhưng đành chịu vì hàng đã tiêu thụ hết sau mỗi tuần sản xuất. Tết Nguyên Đán 2015, lượng tăm hương tiêu thụ xấp xỉ 30 tấn."
Việc sản xuất tăm đồi hỏi bà con phải nắm chắc kỹ thuật cũng như khéo tay, tỉ mỉ để đảm bảo các thông số kỹ thuật trong đơn đặt hàng, bởi chỉ cần sai phạm một chút coi như toàn bộ số hàng sẽ phải hủy toàn bộ. Về máy móc cũng không thể chủ quan, từ khâu cào tăm, lột và chà đều phải đảm bảo được thực hiện đúng quy trình khắt khe. Do vậy, sản phẩm của HTX Không chỉ tiêu thụ nội tỉnh mà những địa phương phía Bắc đã đặt hàng mà số lượng khá lớn. Với những người thợ cả thì mức thu nhập có thể lên tới 10 triệu đồng mỗi tháng, tạo nguồn thu lý tưởng đối với một địa phương miền núi như Quế Phong.
Sản phẩm của HTX không chỉ tiêu thụ nội tỉnh mà hiện nay nhiều địa phương ở các tỉnh phía Bắc cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm thường xuyên cho HTX. Chính vì vậy, việc làm của các thành viên HTX không thiếu.
HTX trồng nấm xã Mường Nọc ban đầu hoạt động nhỏ lẻ, với bảy thành viên, cho nên sản phẩm manh mún, lợi nhuận thấp. Nhưng từ khi được Liên minh HTX tỉnh Nghệ An tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật trồng nấm, sản phẩm nấm của HTX phát triển tốt cho thu hoạch đúng thời gian, bảo đảm an toàn, nên làm ra đến đâu tiêu thụ hết tới đó. Nhờ vậy thu nhập bình quân của mỗi lao động của HTX từ 25 đến 30 triệu đồng/người/năm. Số thành viên HTX không chỉ tăng lên gấp năm lần so với trước, mà còn tạo việc làm ổn định cho gần 100 lao động tại các hộ gia đình.

Từ khi được Liên minh HTX tỉnh Nghệ An tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật, sản phẩm nấm của HTX trồng nấm Mường Nọc phát triển tốt cho thu hoạch đúng thời gian, bảo đảm an toàn, sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết tới đó. Đến nay, từ 7 thành viên đã tăng lên trên 100 thành viên, với thu nhập ổn định từ 2,5- 3 triệu đồng/người/tháng. Anh Lô Thanh Bình, giám đốc HTX cho biết: Trước đây HTX hoạt động nhỏ lẻ, cho nên sản phẩm manh mún, lợi nhuận thấp, nhưng từ khi được liên kết thành HTX thì bà con đã mạnh dạn đầu tư làm ăn, dần ổn định cuộc sống để vươn lên làm giàu.

T.Q

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
'Chìa khóa' thoát nghèo ở Quế Phong
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO