Chinh phục những đỉnh cao đặc biệt ở biên giới Việt Nam

13/03/2016 18:12

Biên giới Việt Nam trải dài trên nhiều địa hình khác nhau, chinh phục những đỉnh cao này như một cách khẳng định chủ quyền, cũng như thể hiện tình yêu với Tổ quốc.

Trên biên giới Việt - Trung, đỉnh Pu Si Lung nằm ở độ cao 3.083 m và là ngọn núi cao nhất án ngữ nơi biên cương Tổ quốc. Núi nằm sâu trong những khu rừng rậm thuộc xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Quãng đường rất dài, băng rừng già vượt suối sâu và phải được sự cho phép của đồn biên phòng Pa Vệ Sử khiến cho đây trở thành một trong những mốc khó chinh phục nhất.
Trên biên giới Việt - Trung, đỉnh Pu Si Lung nằm ở độ cao 3.083 m và là ngọn núi cao nhất án ngữ nơi biên cương Tổ quốc. Núi nằm sâu trong những khu rừng rậm thuộc xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Quãng đường rất dài, băng rừng già vượt suối sâu và phải được sự cho phép của đồn biên phòng Pa Vệ Sử khiến cho đây trở thành một trong những mốc khó chinh phục nhất.
Cột mốc 42 nằm trên cao độ 2.866 m, là mốc biên giới cao thứ hai trên toàn lãnh thổ Việt Nam (sau mốc 79). Khi lên đỉnh Pu Si Lung bạn sẽ qua cột mốc đáng nhớ này. Chắc chắn bất cứ người dân Việt nào cũng cảm thấy tự hào khi đứng tại đây.
Cột mốc 42 nằm trên cao độ 2.866 m, là mốc biên giới cao thứ hai trên toàn lãnh thổ Việt Nam (sau mốc 79). Khi lên đỉnh Pu Si Lung bạn sẽ qua cột mốc đáng nhớ này. Chắc chắn bất cứ người dân Việt nào cũng cảm thấy tự hào khi đứng tại đây.
Trên biên giới Việt - Trung, đỉnh Phàn Liên San cao 3.012 m là ngọn núi hoang sơ và bí hiểm bậc nhất Tây Bắc. Ngọn núi này thuộc quản lý của đồn biên phòng Vàng Ma Chải​, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu và nằm sát cột mốc số 79. Trên đỉnh có bức tường thành đã bỏ hoang, chứng tích của một vùng biên giao tranh khốc liệt năm nào.
Trên biên giới Việt - Trung, đỉnh Phàn Liên San cao 3.012 m là ngọn núi hoang sơ và bí hiểm bậc nhất Tây Bắc. Ngọn núi này thuộc quản lý của đồn biên phòng Vàng Ma Chải​, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu và nằm sát cột mốc số 79. Trên đỉnh có bức tường thành đã bỏ hoang, chứng tích của một vùng biên giao tranh khốc liệt năm nào.
Cột mốc 79 nằm sâu trong rừng già, trên núi cao. Với cao độ 2.880 m so với mực nước biển, đây là cột mốc biên giới cao nhất trên lãnh thổ Việt Nam.
Cột mốc 79 nằm sâu trong rừng già, trên núi cao. Với cao độ 2.880 m so với mực nước biển, đây là cột mốc biên giới cao nhất trên lãnh thổ Việt Nam.
Trên biên giới Việt - Lào, đây là một trong những mốc giới cao nhất. Cột mốc nằm trên đỉnh núi Đá Đỏ có cao độ 1.889 m và phải mất nhiều giờ leo bộ băng rừng rậm. Đây là vị trí phân định ranh giới giữa xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa với bản Phiềng Khạy, cụm xã Mường Pùn, huyện Viêng Xay, Lào.
Trên biên giới Việt - Lào, đây là một trong những mốc giới cao nhất. Cột mốc nằm trên đỉnh núi Đá Đỏ có cao độ 1.889 m và phải mất nhiều giờ leo bộ băng rừng rậm. Đây là vị trí phân định ranh giới giữa xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa với bản Phiềng Khạy, cụm xã Mường Pùn, huyện Viêng Xay, Lào.
Cột mốc số 304 hay còn gọi là G8 thuộc quản lý của Đồn biên phòng Quang Chiểu. Cột mốc gắn liền với câu chuyện cụ ông Lâu Văn Hự đã hơn 30 năm gắn bó và trông coi cột mốc. Mô hình này cũng được nhân rộng ở các đồn biên phòng tại tỉnh Thanh Hóa, khi chính quyền và nhân dân cùng chung tay giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Cột mốc số 304 hay còn gọi là G8 thuộc quản lý của Đồn biên phòng Quang Chiểu. Cột mốc gắn liền với câu chuyện cụ ông Lâu Văn Hự đã hơn 30 năm gắn bó và trông coi cột mốc. Mô hình này cũng được nhân rộng ở các đồn biên phòng tại tỉnh Thanh Hóa, khi chính quyền và nhân dân cùng chung tay giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Nằm trên đỉnh núi Khoang La San, ở độ cao 1.864 m so với mực nước biển đây được coi là điểm cực Tây của Việt Nam. Cột mốc không số hay còn gọi là mốc A Pa Chải là điểm khởi đầu của biên giới Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Lào. Cột mốc được xây bằng đá hoa cương trên một bệ đỡ vuông vắn có diện tích 5x5 m, là một cột đa giác cao 2 m có ba mặt quay về ba hướng, mỗi mặt có khắc tên nước bằng ngôn ngữ riêng và quốc huy của mỗi quốc gia.
Nằm trên đỉnh núi Khoang La San, ở độ cao 1.864 m so với mực nước biển đây được coi là điểm cực Tây của Việt Nam. Cột mốc không số hay còn gọi là mốc A Pa Chải là điểm khởi đầu của biên giới Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Lào. Cột mốc được xây bằng đá hoa cương trên một bệ đỡ vuông vắn có diện tích 5x5 m, là một cột đa giác cao 2 m có ba mặt quay về ba hướng, mỗi mặt có khắc tên nước bằng ngôn ngữ riêng và quốc huy của mỗi quốc gia.
Điểm cực Tây nằm ở A Pa Chải - Tá Miếu thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, Điện Biên. Hiện đây là điểm thu hút nhiều lượt du khách tham quan, chụp ảnh.
Điểm cực Tây nằm ở A Pa Chải - Tá Miếu thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, Điện Biên. Hiện đây là điểm thu hút nhiều lượt du khách tham quan, chụp ảnh.
Ngã ba Đông Dương là nơi đường biên của 3 nước Việt - Lào - Campuchia cùng gặp nhau ở một điểm chung, nơi có cột mốc 3 biên phân định. Người ta vẫn nói vui rằng đứng ở đây, một con gà gáy, 3 nước nghe chung. Nơi đây từ lâu đã trở thành điểm đến của nhiều người ưa khám phá, nằm trong nhóm
Ngã ba Đông Dương là nơi đường biên của 3 nước Việt - Lào - Campuchia cùng gặp nhau ở một điểm chung, nơi có cột mốc 3 biên phân định. Người ta vẫn nói vui rằng đứng ở đây, một con gà gáy, 3 nước nghe chung. Nơi đây từ lâu đã trở thành điểm đến của nhiều người ưa khám phá, nằm trong nhóm "4 cực 1 đỉnh và 2 ngã ba".
Cột mốc nằm trên đỉnh núi có độ cao 1.086 m so với mặt biển. Ngã ba Đông Dương thuộc tỉnh Kon Tum của Việt Nam, tỉnh Ratanakari của Campuchia, tỉnh Attapư của Lào.
Cột mốc nằm trên đỉnh núi có độ cao 1.086 m so với mặt biển. Ngã ba Đông Dương thuộc tỉnh Kon Tum của Việt Nam, tỉnh Ratanakari của Campuchia, tỉnh Attapư của Lào.


Theo VNE

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Chinh phục những đỉnh cao đặc biệt ở biên giới Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO