Cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

(Baonghean) - Hiện nay, các bộ luật của Nhà nước ta như: Luật Nhà ở, Luật Đất đai đều chưa cho phép người nước ngoài mua, sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Ngày 03/6/2008, Quốc hội đã ban hành Nghi quyết số 19/2008/QH12 thí điểm cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở Việt Nam. Thời gian được phép thí điểm là 5 năm. Tuy nhiên, tại nghị quyết này, còn rất nhiều điều kiện và rào cản hạn chế nên qua 5 năm ban hành và thực hiện, chỉ có 427 người nước ngoài được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam. Một con số quá ít ỏi so với hơn 80.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Rõ ràng, vấn đề này đang đặt ra cho chúng ta câu hỏi: Việc cho phép đối tượng là người nước ngoài mua, sở hữu nhà ở tại Việt Nam sẽ có lợi gì và tác động thế nào cho nền kinh tế cũng như môi trường đầu tư tại Việt Nam?

Chúng ta đều biết, một nền kinh tế phát triển bền vững đòi hỏi sự phát triển phải ổn định, đồng bộ với các thị trường khác. Các thị trường đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhất là thị trường bất động sản đối với các thị trường khác. Nên chỉ cần 50%  của con số 80.000 người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, được phép mua và sở hữu nhà, trở thành khách hàng của thị trường bất động sản, chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế. Chưa kể, chính việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam, sẽ còn tác động đến các thị trường khác như nội thất, tiêu dùng…

Hiện nay, sự đóng băng của thị trường bất động sản sẽ kéo theo rất nhiều thị trường khác như: Xi măng, sắt thép, nội thất và tài chính ngân hàng xuống dốc. Làm cho bức tranh kinh tế thêm màu ảm đạm. Vậy tại sao khi Chính phủ đang tính đến chi ra gói giải cứu 30.000 tỷ đồng cho người dân vay để mua nhà, nhằm kích cầu thị trường bất động sản hoạt động trở lại. Nhưng trước số khách hàng lớn là người nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam có nhu cầu về sở hữu nhà ở, thì chúng ta lại bỏ qua, không cho họ được phép mua? Phải chăng đây là một nghịch lý đang tồn tại.

Và chính Bộ trưởng Bộ Xây dựng; ông Trịnh Đình Dũng đã nói trong chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” vào tối 14/4/2013: “Việc người nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam, một mặt chúng ta tiêu thụ được sản phẩm bất động sản, mặt khác chúng ta cũng sử dụng thêm được rất nhiều lao động”.

Đó còn là chưa kể đến việc cho người nước ngoài, có cơ hội được sống trong ngôi nhà do chính họ sở hữu, sẽ tạo tâm lý ổn định về chỗ ở, là một cách thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả và tốt nhất.

Trước đây có ý kiến cho rằng, nếu cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, thì thị trường bất động sản nước ta sẽ bị lũng đoạn do các đối tượng khách hàng này. Đây là một trong những suy nghĩ không có căn cứ. Hãy thử nhìn sang các thị trường bất động sản khác như Mỹ, Pháp hoặc các nước trong khu vực như Singapore, Nhật Bản và Thái Lan đều cho người nước ngoài được phép mua bán và sở hữu nhà tại đất nước họ. Nhưng các thị trường bất động sản này đều phát triển một cách bền vững, không hề có dấu hiệu của lũng đoạn.

Một vấn đề khác liên quan đến chính sách hạn chế người nước ngoài mua, và sở hữu nhà tại Việt Nam như hiện nay, khiến họ phải lách luật bằng cách nhờ người thân, bạn bè đứng giùm tên chủ sở hữu đối với ngôi nhà của họ đã mua. Từ đây đã phát sinh thêm nhiều các hệ lụy khác như tranh chấp, khiếu kiện… Hơn nữa, việc họ sở hữu tài sản và sinh sống tại Việt Nam đã được điều chỉnh bằng những bộ luật khác.

Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi quan niệm, điều chỉnh chính sách pháp luật phù hợp hơn với bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản, cũng như các thị trường khác có sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế trong nước, cũng như nước ngoài. Có như vậy, thị trường mới phát triển được bền vững và thực chất hơn.

Thế Sơn (Phường Cửa Nam, TP. Vinh)

tin mới

Bắt đối tượng mang 2.000 viên ma túy đi tiêu thụ

Bắt đối tượng mang 2.000 viên ma túy đi tiêu thụ

(Baonghean.vn) - Vừa bước xuống xe khách, chưa kịp tẩu tán 2.000 viên ma túy tổng hợp, Lô Thị Vân trú tại xã Giang Sơn (Đô Lương) đã bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Nghệ An), Công an huyện Quỳ Hợp đồng chủ trì, phối hợp với Công an huyện Đô Lương bắt giữ.

Có cầu mới vượt sông Hiếu, hơn 3 nghìn người dân Quỳ Châu thoát nỗi lo bị chia cắt cục bộ mùa mưa lũ

Có cầu mới vượt sông Hiếu, hơn 3 nghìn người dân Quỳ Châu thoát nỗi lo bị chia cắt cục bộ mùa mưa lũ

(Baonghean.vn) - Liên tục vài năm gần đây, xã Châu Thắng (Quỳ Châu) luôn chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt, khi nước sông Hiếu dâng cao còn bị chia cắt cục bộ, công tác cứu hộ, cứu trợ gặp rất nhiều khó khăn. Cây cầu mới vừa được xây dựng hoàn thành đã giải quyết dứt điểm vấn đề này.

Chấn chỉnh công tác quản lý thuế, không bỏ sót đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Chấn chỉnh công tác quản lý thuế, không bỏ sót đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

(Baonghean.vn) - Cục Thuế tỉnh vừa có văn bản đôn đốc các phòng, Chi cục Thuế trực thuộc rà soát, báo cáo, quản lý thuế đối với các trường hợp sử dụng đất chưa có quyết định, hợp đồng thuê đất. Đây là vấn đề Báo Nghệ An đã phản ánh tại bài viết “Nghịch lý phía sau các cụm công nghiệp ở Quỳ Hợp”.

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì?

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì?

(Baonghean.vn) - Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì? Luật Hình sự quy định như thế nào? Đó là vấn đề quan tâm của bà Trần Anh Nguyệt (Hưng Hoà, thành phố Vinh, Nghệ An).