Chủ động khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra…

31/07/2011 21:24

Chiều tối ngày 30-7, sau khi đi vào địa phận Bắc  Nghệ An và Nam Thanh Hóa, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão trên địa bàn Nghệ An  là huyện Quỳnh Lưu nhưng đến thời điểm này không có thiệt hại nặng về hoa màu  và tài sản.  Điều đáng ghi nhận là sự chủ động và của tất cả các địa phương, ban ngành, đơn vị liên quan và của người dân trong nỗ lực ứng phó và khắc phục hậu quả do  mưa bão…

Chiều tối ngày 30-7, sau khi đi vào địa phận Bắc Nghệ An và Nam Thanh Hóa, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão trên địa bàn Nghệ An là huyện Quỳnh Lưu nhưng đến thời điểm này không có thiệt hại nặng về hoa màu và tài sản. Điều đáng ghi nhận là sự chủ động và của tất cả các địa phương, ban ngành, đơn vị liên quan và của người dân trong nỗ lực ứng phó và khắc phục hậu quả do mưa bão…

Các huyện tuyến biển và thành phố Vinh đã cho nhân dân sơ tán về nhà xong trước 24 h ngày 30-7 đảm bảo an toàn người và tài sản của nhân dân.

Đến thời điểm này, tỉnh Nghệ An có 01 người bị thương và 3 người chết là em Trần Vũ Tài sinh năm 1998 ở xóm Trần Phú , xã Hậu Thành, Yên Thành đi chăn trâu sẩy chân rơi xuống kênh tiêu Vách Bắc, bị nước cuốn trôi vào hồi 8h sáng ngày 31-7. Chị Hoàng Thị Thu sinh năm 1991 trú tại xóm Trung Bắc xã Quang Thành, Yên Thành chết đuối vào đêm 30/7 trong khi đi chăn vịt và ông Phạm Xuân Tứ- 68 tuổi trú tại xóm Thọ Sơn ( Anh Sơn) bị điện giật chết vào hồi 15h30 phút ngày 30-7.

Thị xã Cửa Lò khắc phục kịp thời đường dây điện bị đứt

Ngoài thiệt hại về người, tại huyện Anh Sơn có 5 nhà dân và 01 trường học bị tốc mái, ước tính thiệt hại 70 triệu đồng. Huyện Quỳnh Lưu- nơi tâm bão đi qua bị thiệt hại nặng nhất với một tàu đánh cá 100 CV bị chìm, đó là tàu của ông Trần Thanh Bình xã Quỳnh Long bị chìm tại Cửa Sót - Hà Tĩnh ( hiện đã được trục vớt) thiệt hại ước tính khoảng 25 triệu đồng. Tốc mái 15 ốt từ xã Quỳnh Phương đến Quỳnh Nghĩa thiệt hại gần 150 triệu đồng, hư hỏng hệ thống đóng mở cống tiêu và sạt lở tuyến đê xã An Hòa thiệt hại 550 triệu đồng, một số cây phi lao thuộc rừng phòng hộ ven biển bị đổ.

Về hoa màu có 80 ha ngô bị đổ gãy, 50 ha vừng gập và dập. Tổng thiệt hại ước tính gần 1,8 tỷ đồng. Huyện Hưng nguyên bị ngập khoảng 810 ha lúa hè thu ( riêng Hưng Trung 250ha). Huyện Quỳ Châu có 03 nhà bị tốc mái, 01 nhà bị cây đổ vào, 03 cột điện bị gãy đổ ước tính thiệt hại khoảng 50 triệu đồng. Huyện Nghi Lộc không có thiệt hại về người và tài sản, về nông nghiệp có 1500 ha vừng bị mất trắng, 200 ha dưa hấu, 600 ha lúa bị ngập úng.

Huyện Nam Đàn bị ngập 521,41 ha lúa hè thu, 16,5 ha diện tích màu, 5 ha ao nuôi trồng thủy sản. Huyện Diễn Châu có 01 người bị thương, 01 nhà dân bị sập; 01 tàu thuyền bị chìm. Đó là tàu cá NA 2566 của ông Hoàng Văn Vĩnh- xóm Hải Đông- xã Diễn Bích. Về sản xuất nông nghiệp, Diễn Châu có 164 ha lúa bị ngập, 440 ha vừng bị ngập hỏng, 70 ha dưa hấu thối hỏng hoàn toàn. 3km đường giao thông bị sạt lở tổng thiệt hại khoảng 12 tỷ đồng.

Riêng thành phố Vinh do mưa lớn nên trong ngày 30- 7 nhiều tuyến đường nước ngập sâu. Sau khi bão đi qua, hơn 100 hộ dân ở một số khối ở phường Vinh Tân đã bị nước ngập vào nhà, có nơi ngập sâu 50 cm mà nguyên nhân chính là do các dự án đầu tư trên địa bàn đang thi công làm ách tắc dòng chảy dẫn đến lụt cục bộ.

Đặc biệt Khối Phúc Tân, phường Vinh Tân có hơn 160 hộ dân thì hiện nay có đến 46 hộ bị ngập nước vào nhà làm hư hỏng đồ dùng, môi trường ô nhiễm. Về sản xuất nông- ngư nghiệp thành phố Vinh có 52,7 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập úng tràn bờ có khả năng mất trên 70%, 750/ 1854 ha lúa hè thu và lúa vụ mùa bị ngập, có khả năng mất 70%. Ngoài ra còn có khả năng mất trắng 180 ha vừng, 20 ha dưa hấu, 95 ha cây rau các loại….

Một số địa phương khác có thiệt hại nhưng không đáng kể. Về giao thông vận tải, đường tuyến 533 có một số cây đổ ra đường và sụt lở ta luy dương lẻ tẻ trên tuyến. Quốc lộ 15A ( Km324-Km329;Km314-Km355) có một số cây đổ ra đường. Các tuyến giao thông khác bình thường, không có sự cố ách tắc giao thông. Về đường sông, sông Lam nước đang lên do nước từ Lào đổ về, các sông khác ở mức bình thường.

Về công trình thủy lợi có 121 kè bị sạt lở ,13560m kênh đất sạt lở bồi lấp, 8 cống các loại bị hư hỏng; 5 tràn các loại bị hư hỏng; 6 đập các loại bị hư hỏng. Ông Nguyễn Hữu Nhung- Phó văn phòng thường trực Ban PCLB- TKCN tỉnh cho biết: Ngay sau khi bão tan, UBND tỉnh Nghê An, Ban chỉ huy PCLB tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tiến hành ngay kiểm đếm, đánh giá thiệt hại, chủ động giúp dân khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra. Các công ty, xí nghiệp thủy lợi phối hợp với các địa phương vận hành tốt hệ thống cống tiêu, kênh tiêu để tiêu nước chống úng, bảo vệ hoa màu. Các địa phương vùng miền núi tiếp tục thực hiện công tác cảnh báo, cảnh giới để đề phòng lũ ống, lũ quét và hoàn lưu sau bão.

Đến 16 h ngày 31 tháng 7 trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 3 người bị chết, 1 người bị thương, 40 nhà bị tốc mái (trong đó Tân Kỳ 32 nhà), 15 lều ốt bị tốc mái, 1 phòng học bị hư hỏng, 2 tàu bị chìm hư hỏng, 7 cột điện hạ thế bị gãy đổ, 2.848 ha lúa bị ngập, 450 ha lúa bị giảm năng suất; 220 ha dưa các loại, 95 ha đậu, 1620 ha vừng, 36 ha mía bị ngập,75 ha ngô bị ngập, 80 ha ngô mất trắng, 17 ha rau màu khác bị ngập. Diện tích \nuôi trồng thủy sản bị ngập 58 ha.


Khánh Ly

Mới nhất
x
Chủ động khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO