Chủ động phòng chống các loại dịch bệnh do mưa lũ gây ra

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa lớn gây chia cắt, ngập lụt. Tại những vùng bị ngập lụt, nguy cơ dịch bệnh phát triển đe doạ sức khoẻ người dân là rất lớn. Ngành y tế Nghệ An đang chỉ đạo các đơn vị y tế tích cực triển khai các biện pháp phòng chống.

Không để gián đoạn hoạt động khám chữa bệnh

Trưa 29/9, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết: “Ứng phó với cơn bão số 4 và hoàn lưu do bão gây ra, trước thời điểm bão đổ bộ, Sở Y tế Nghệ An đã có những chỉ đạo cụ thể về công tác phòng chống cũng như đảm bảo việc khám chữa bệnh cho người dân trong điều kiện mưa bão.

Phun độc, khử trùng khu vực ngập lụt. Ảnh: Thành Chung

Phun độc, khử trùng khu vực ngập lụt. Ảnh: Thành Chung

Theo đó, Sở yêu cầu các đơn vị tổ chức trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ, sẵn sàng thu dung và cấp cứu miễn phí cho nạn nhân do mưa lũ gây ra; sẵn sàng cơ số thuốc, hóa chất, thiết bị, phương tiện để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.

Đối với các đơn vị y tế ở vùng trũng, thấp có nguy cơ ngập úng chủ động sơ tán đảm bảo an toàn cho người bệnh và tiếp tục triển khai công tác khám, chữa bệnh và cấp cứu người bệnh.

Các Trung tâm Y tế huyện miền núi chỉ đạo các Trạm Y tế xã ở địa bàn có nguy cơ sạt lở, lũ quét, lũ ống tham mưu UBND xã chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, thuốc men, nhân lực để sẵn sàng cơ động phục vụ nhân dân.

Ở thời điểm này, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4, từ sáng 28/9, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa lớn gây chia cắt, ngập lụt… Một số cơ sở y tế tuyến huyện do cơ sở vật chất xuống cấp nên cũng có những ảnh hưởng nhất định.

Bác sĩ đến khám cho người dân vùng chịu thiên tai. Ảnh tư liệu Thành Chung

Bác sĩ đến khám cho người dân vùng chịu thiên tai. Ảnh tư liệu Thành Chung

Trước nguy cơ dịch bệnh xảy ra tại các địa phương bị ngập lụt, Sở Y tế Nghệ An đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong ngành: Nhanh chóng khôi phục, sửa chữa lại các cơ sở y tế bị hư hỏng, kịp thời tiếp nhận, cấp cứu, không để gián đoạn việc khám chữa bệnh cho người dân.

Các cơ sở y tế tham mưu và phối hợp cùng Cấp uỷ, Chính quyền, các ban ngành, các tổ chức xã hội ở địa phương thực hiện tốt việc vệ sinh, xử lý môi trường phòng bệnh, trên tinh thần “nước rút đến đâu vệ sinh môi trường đến đó”; triển khai các giải pháp phòng chống các loại dịch bệnh do mưa lụt gây ra; tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tổng vệ sinh làm sạch môi trường, xử lý nước cho sinh hoạt, xử lý gia súc, gia cầm chết, công trình vệ sinh…”.

Chủ động phòng chống dịch bệnh do mưa lụt

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nghệ An: Trong điều kiện mưa lụt, các bệnh thường gặp nhất là bệnh liên quan đến vấn đề thiếu nước sạch. Lúc này, người dân không đủ nước sạch để sử dụng cho nên thường xuất hiện và dễ bùng phát các dịch bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn nhiễm độc, nhiễm khuẩn vi khuẩn trong thức ăn...

Hướng dẫn người dân xử lý nước sinh hoạt khi mưa lụt. Ảnh: Thành Chung

Hướng dẫn người dân xử lý nước sinh hoạt khi mưa lụt. Ảnh: Thành Chung

Những bệnh này lây theo đường tiêu hóa; có khả năng lây lan nhanh, mạnh do điều kiện vệ sinh thấp kém, không kiểm soát được nguồn lây, kèm theo là sự phát triển của các côn trùng trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, kiến, gián.

Tiếp đến là các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường, bao gồm là bệnh về da như nấm kẽ, nấm móng, viêm da, viêm kẽ ngón tay ngón chân, mẩn ngứa trên da... Do điều kiện vệ sinh không đảm bảo, thời tiết ẩm ướt, bệnh đau mắt đỏ (bệnh viêm kết mạc do vi rút) cũng phát triển mạnh.

Bệnh đau mắt đỏ dễ bùng phát thành dịch do khả năng lây lan của vi rút rất mạnh có thể qua hô hấp hoặc tiếp xúc với các dịch như nước mắt, nước bọt của bệnh nhân thông qua tiếp xúc trực tiếp, bắt tay, sử dụng chung dụng cụ cá nhân hoặc nguồn nước.

Nguy hiểm nhất, các bệnh lây truyền qua côn trùng, tiếp xúc cũng dễ bùng phát, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết... Ngoài ra, ở những vùng bị cô lập lâu ngày do mưa lụt sẽ còn có một số bệnh khác liên quan đến việc không đáp ứng được an toàn vệ sinh thực phẩm và nước sạch xuất hiện như viêm gan A, suy dinh dưỡng...

Phòng chống dịch bệnh, mọi người dân cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường sau mưa lụt. Ảnh: Thành Chung

Phòng chống dịch bệnh, mọi người dân cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường sau mưa lụt. Ảnh: Thành Chung

Bác sĩ Bùi Tiến Dũng - Trưởng Khoa phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An khuyến cáo: Để chủ động phòng, chống dịch bệnh do mưa lụt, mọi người cần chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi; thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

Mọi người cần chú ý tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng; mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày; thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế; thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế... Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.