Chủ tịch UBND và Trưởng Công an phường, xã phải chịu trách nhiệm nếu vỉa hè bị tái lấn chiếm

(Baonghean) - Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Hoài An - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Vinh về việc duy trì kết quả chiến dịch giải tỏa vỉa hè năm 2017.

P.V: Đồng chí có thể cho biết tầm quan trọng của thương mại, dịch vụ đối với thành phố Vinh và tỷ trọng đóng góp của loại hình kinh doanh từ vỉa hè vào ngân sách thành phố hàng năm?

Đoàn viên phối hợp cùng lực lượng công an xử lý cương quyết các hành vi vi phạm hành lang vỉa hè.Ảnh: Mỹ Nga
Đoàn viên phối hợp cùng lực lượng công an xử lý cương quyết các hành vi vi phạm hành lang vỉa hè. Ảnh: Mỹ Nga

Đồng chí Nguyễn Hoài An: Trong cơ cấu kinh tế của thành phố hiện nay, tỷ trọng thương mại dịch vụ chiếm trên 65%. Định hướng phát triển thời gian tới tỷ trọng này còn lớn hơn nữa, đủ nói lên tầm quan trọng của thương mại dịch vụ đối với thành phố. Theo quy định hiện nay thì sản xuất, kinh doanh trên vỉa hè là không được phép; con số thống kê chưa chính thức, hiện có khoảng 9.000 hộ có cơ sở kinh doanh bám mặt đường trong thành phố và khoảng hơn một nửa trong số đó thu nhập chính là từ các cửa hàng, cửa hiệu này. 

P.V: Hiện nay tình trạng vi phạm lấn chiếm và tái lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, chiếm dụng ở thành phố Vinh cũng khá phổ biến. Ý kiến ông về vấn đề này như thế nào? 

Đồng chí Nguyễn Hoài An: Như đã nói, việc kinh doanh trên vỉa hè là không được phép. Trong Kế hoạch 136 mà UBND tỉnh mới ban hành cũng nhắc nhở lại điều này; tuy nhiên, thực tế thời gian qua việc này có diễn ra, thành phố ra quân giải tỏa, một thời gian sau lại bị tái lấn chiếm, sau đó lại giải tỏa, lại tái lấn chiếm... Chúng ta chưa đưa ra được giải pháp bền vững, trong khi một số dịch vụ vỉa hè lại được hưởng ứng từ văn hoá "tiện"; ví dụ, trên đường đi làm ghé xe máy vào vỉa hè qua mua nắm xôi đến cơ quan ăn, khi đi làm về ghé vỉa hè mua bó rau... Thành phố phải quyết tâm chấn chỉnh và thay đổi nhận thức này.

Việc giải tỏa vỉa hè của TP. Vinh được thực hiện theo 3 bước: 

Bước 1: Tuyên truyền, vận động tự giải toả; Thời gian thực hiện từ tháng 3/2017, trong đó ra quân đồng loạt đến các hộ để chỉ rõ từng vi phạm và vận động tự tháo dỡ bắt đầu từ ngày 5/4/2017 và kết thúc trước ngày 15/4/2017. 

Bước 2: Tổ chức cưỡng chế, thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 15/4/2017 đến ngày 28/8/2017, đợt 2 từ ngày 5/9/2017 đến ngày 10/12/2017.

Bước 3: Duy trì kết quả giải tỏa, chống tái lấn chiếm.

P.V: Được biết trong tháng 4 này thành phố sẽ ra quân giải tỏa hành lang an toàn giao thông. Kế hoạch cụ thể như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Hoài An: Chiến dịch giải tỏa lần này có thể nói là “thiên thời, địa lợi”. Sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan truyền thông đã tạo sự ủng hộ rộng rãi trong dư luận. Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội làm rất quyết liệt, mọi người đều đã thấy; mặt khác, UBND tỉnh đang chỉ đạo làm đồng loạt tạo phong trào trong toàn tỉnh, nên tôi tin chắc lần giải tỏa này sẽ được mọi tầng lớp, kể cả những người đang kinh doanh trên vỉa hè đồng thuận, ít chống đối hơn.

Theo lịch thì sau khi tập trung tuyên truyền, vận động tự giải toả, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, từ ngày 15/4 sẽ bắt đầu cưỡng chế đối với các trường hợp vi phạm không tự giải tỏa. Chúng tôi hy vọng việc cưỡng chế sẽ ít vì sau tuyên truyền, vận động đến từng nhà mọi người đều đã biết mình có vi phạm hay không; nếu có vi phạm tự giải tỏa. Sau khi giải tỏa sẽ là công tác duy trì kết quả. Thành phố sẽ thành lập các đội thường xuyên kiểm tra rà soát để duy trì kết quả giải tỏa, chống tái lấn chiếm.

Lực lượng chức năng thu giữ những biển quảng cáo vi phạm lấn chiếm vỉa hè, hành lang ATGT.Ảnh: Nguyên Sơn
Lực lượng chức năng thu giữ những biển quảng cáo vi phạm lấn chiếm vỉa hè, hành lang ATGT. Ảnh: Nguyên Sơn

Hiện thành phố Vinh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, ban, đơn vị, các phường, xã từ việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống biển báo hiệu giao thông, biển chỉ dẫn, phương án tổ chức giao thông; rà soát, quy hoạch lại vị trí các điểm dừng, đỗ xe phân tán dọc các tuyến phố (đỗ xe tạm trên lòng đường, hạ bó vỉa hè làm điểm đậu xe phân tán..); thời gian thực hiện là từ nay cho đến hết năm 2017.

Đồng thời tham mưu UBND thành phố công văn gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đề nghị có phương án sắp xếp chỗ đỗ xe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và khách đến làm việc trong khuôn viên trụ sở; nếu không bố trí đủ thì đề xuất, cùng thành phố thống nhất phương án sắp xếp. Ban hành công văn trước ngày 5/4/2017 và thống nhất xong phương án trước ngày 15/5/2017... Công an thành phố chuẩn bị kho bãi tập kết các dụng cụ, phương tiện… vi phạm (phần do lực lượng công an xử lý thu, giữ), lắp đặt và quản lý camera phục vụ cả cho mục đích quản lý trật tự đô thị và mục đích an ninh trật tự xã hội.

Đối với UBND các phường, xã và Đội quản lý trật tự đô thị thành phố chuẩn bị kho bãi tập kết các dụng cụ, phương tiện… vi phạm (phần do lực lượng công an xử lý thu, giữ); chuẩn bị các điều kiện, phương tiện khác phục vụ việc giải tỏa thuộc trách nhiệm của địa phương, đơn vị mình; huy động lực lượng, bao gồm cán bộ công chức liên quan của phường, xã, công an, dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố, các đoàn thể thuộc phường, xã (Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh)... trực tiếp tháo dỡ, giải tỏa các vi phạm hành lang ATGT đường bộ, đường sắt vỉa hè đô thị trên địa bàn phường, xã mình quản lý. Và từ ngày 15/4/2017, UBND các phường, xã đồng loạt tiến hành cưỡng chế, giải tỏa đối với các vi phạm không tự giải tỏa.

P.V: Đồng chí cho biết chiến dịch lần này có gì khác với những lần trước? Yêu cầu giải tỏa vỉa hè lần này là như thế nào?

Đồng chí Nguyễn Hoài An: Chiến dịch lần này yêu cầu cao hơn. Phải chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp; lưu ý chống tái lấn chiếm sau giải tỏa; đảm bảo sự tham gia của cả hệ thống chính trị vào công tác quản lý trật tự đô thị. Phân công nhiệm vụ cụ thể; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể với hiệu quả công tác quản lý trật tự đô thị. Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, cản trở trái pháp luật trong quá trình thực hiện giải tỏa lấn chiếm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Thành phố cũng chú trọng đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các lực lượng, phương tiện tham gia giải tỏa; không để xảy ra sai sót và phát sinh các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.

Một hcaay cột điện đổ đã lâu ở đường  thành phố Vinh.
Một cột điện đổ đã lâu ở đường Trần Huy Liệu thành phố Vinh. Ảnh C.L

Đồng chí Nguyễn Hoài An: Sau khi giải tỏa, thành phố bàn giao các tuyến phố hoặc các Tổ công tác bàn giao địa bàn cho UBND các phường, xã. Giao chủ tịch UBND phường, xã tổ chức việc quản lý các tuyến phố, địa bàn sạch được bàn giao, tiếp tục tiến hành công tác kiểm tra, xử lý, ngăn chặn tình trạng tái lấn chiếm. Chủ tịch UBND và trưởng công an các phường, xã chịu trách nhiệm với việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi tái lấn chiếm, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố nếu để xảy ra việc tái lấn chiếm.

P.V: Công tác duy trì kết quả sau giải tỏa sẽ như thế nào, thưa đồng chí?

UBND các phường, xã phối hợp với các đoàn thể, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cho các đơn vị thành viên đăng ký tham gia tuần tra, phát hiện, ngăn chặn các hành vi tái lấn chiếm ít nhất trên một tuyến đường theo mô hình “đường tự quản”; đoạn tuyến “văn minh, kiểu mẫu”... Công an và Đội quản lý trật tự đô thị thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch cụ thể huy động lực lượng, phương tiện phối hợp với UBND các phường, xã trong tuần tra, kiểm soát, chống tái lấn chiếm; sử dụng dữ liệu camera để xử lý các vi phạm tái lấn chiếm.

Tuy nhiên, để thành phố Vinh thực sự văn minh, hiện đại lên thì ý thức và vai trò tham gia của từng người dân sống và làm việc trên thành phố là vô cùng quan trọng. 

P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

Trân Châu 

(Thực hiện)

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.