Chuyện kể và nỗi niềm
Trong căn nhà của anh Nguyễn Văn Họa tại xóm 10- Quỳnh Thạch- Quỳnh Lưu hôm 28-2, chúng tôi may mắn gặp 3 người đàn ông trở về từ Libya. Anh Nguyễn Văn Họa, Hồ Xuân Đức và Đặng Ngọc Tri, đều cùng làm ở Công ty Ozaltin ( một công ty của ông chủ Thổ Nhĩ Kỳ).
Trong căn nhà của anh Nguyễn Văn Họa tại xóm 10- Quỳnh Thạch- Quỳnh Lưu hôm 28-2, chúng tôi may mắn gặp 3 người đàn ông trở về từ
Ký ức dữ dội nhất của họ chính là cái ngày 18-2, khi họ chứng kiến một nhóm người dân bạo loạn chạy xe vào khu vực làm việc của công nhân và chĩa súng vào đám đông. Trong vòng một giờđồng hồ, đám người bạo loạn đã cướp gần 100 xe ô tô của Công ty, đập phá đồđạc, đốt nhà cửa và gần như san phẳng tất cả. Công ty đã thương lượng với nhóm người này lấy lại 3 chiếc xe ô tô để chở công nhân đi sơ tán, một hành trình bão táp đã bắt đầu với các công nhân ngoại quốc trên đất nước bất ổn định này.
Người may mắn thì còn mang được đồđạc, còn đa sốđã mất cả trong cuộc đập phá của đám bạo loạn. Mấy trăm con người chen chân trong một nhà thờ, chia nhau mẩu bánh mì tiếp tế. Sau 5 ngày tạm ẩn, họđược đưa đến cửa khẩu qua chặng đường 300 cây số. Tại gần cửa khẩu, họ gặp trận bão cát trong cái đói, cái lạnh âm 30 độ mà không có chỗ trú chân. Liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập đểđược giúp đỡ, họ tiếp tục chặng đường 1000 cây sốđể tới sân bay ở Cairo, về Maxcova để từđây bay về Việt Nam.
Anh Đặng Ngọc Hiệp chia sẻ với phóng viên về |
Còn "ký ức Libya" của chàng thanh niên trẻĐặng Ngọc Hiệp (xóm 10 Quỳnh Thạch) là ký ức về những tiếng súng nổ, nỗi sợ hãi bởi em vừa đặt chân đến đất nước này được 1 ngày thì xảy ra bạo loạn và Công ty Odebrecht tại thủđô của Libya của Hiệp đã cho công nhân nghỉ việc khi có tin bạo loạn xảy ra cách đó 30 cây số. Hiệp cho rằng mình còn may mắn hơn nhiều đồng nghiệp khác khi em được đi máy bay về luôn trong khi nhiều người khác còn đang phải đi tàu thủy lênh đênh trên biển.
Nhưng niềm vui của 4 gia đình có người thân từ
Cũng chung tâm trạng ấy là chị Nguyễn Thị Hà ở xóm Xuân Lan, Nghi Xuân, Nghi Lộc làm nghề nhặt phế liệu đang ngóng chồng là anh Nguyễn Thế Hoàn mới sang Libya, chưa kịp có đồng lương nào, hiện đã về qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Còn nhiều gia đình khác nữa, nhìn gia đình khác đã vui trong đoàn tụ mà mình vẫn bặt tin con thì không khỏi chạnh lòng. Những người vợ, người mẹ, người cha vất vả, nghèo túng ấy đều có cùng tâm sự: Bây giờ chỉ lo chuyện trở về của người thân
Dẫu vẫn biết chuyện trở về của người lao động ở
Sự may mắn như trường hợp của anh Họa, anh Đức là không nhiều (sang được 6 tháng, đã có phần nào thu nhập để trang trải cho chuyện vay mượn ở quê). Phần lớn, các gia đình đều đã chạy vạy, vay mượn, thậm chí vay nóng như gia đình chị Hồ Thị Lan với lãi suất 20% hàng tháng để có tiền cho con đi xuất khẩu lao động với hy vọng cải thiện đời sống gia đình.
Theo số liệu chúng tôi có được từ báo cáo của Công ty TNHH một thành viên cung ứng nhân lực SONA- một trong những đơn vịđã đưa được nhiều người Việt đi xuất khẩu tại thị trường Libya và cũng là đơn vịđưa được nhiều người lao động về nước sau khi thị trường này mất ổn định thì tính đến 27-2, Công ty này đã đưa được 110 lao động ở Nghệ An về nước an toàn, trong số này chỉ có khoảng hơn chục lao động có thời gian làm việc tại Libya lâu nhất là từ năm 2008, còn hầu hết lao động mới sang được 5-6 tháng, thậm chí mới vài ngày.
Phần lớn lao động đi xuất khẩu đều vay tiền của Ngân hàng Chính sách xã hội và bây giờ họ trở về mang theo một khoản nợ lớn từ 30 đến 40 triệu. Các lao động này chủ yếu là lao động nông nghiệp nên khi trở về họ sẽ khó mà kiếm được một việc gì đó khác việc nghề nông.
Quỳnh Thạch có khoảng 50 lao động đã làm xong các thủ tục đi lao động tại thị trường Libya mà xã nắm được và hiện biết chắc chắn có 17 người đã sang, còn hơn 30 người nữa đang chờ bay và hiện tại đang ởđâu xã cũng đang tìm hiểu.
Hiện nay, ngoài việc hỗ trợ xe cộ trở về nước và 1 triệu đồng/ người, vẫn chưa có thêm thông tin gì về chính sách hỗ trợ dành cho những người đi xuất khẩu lao động ở
Thùy Vinh