Chuyện về nghề thầy thuốc thể thao
Ông Hồ Văn Chiêm, GĐ điều hành CLB bóng đá SLNA kể lại: Một tình huống mà tôi nhớ mãi là vào tháng 7.2000, trong...
Ông Hồ Văn Chiêm, GĐđiều hành CLB bóng đá SLNA kể lại: Một tình huống mà tôi nhớ mãi là vào tháng 7.2000, trong trận đấu ở Cúp các đội vô địch Đông Nam Á diễn ra trên sân vận động Hàng Đẫy (Hà Nội) giữa CLB Sông Lam Nghệ An vàCLB Maccaxa (Inđônnêxia) tiền đạo Văn Sỹ Hùng trong một pha tiếp cận cầu môn đã lĩnh ngay một cú ra chân đầy ác ý của thủ môn đội bạn và ngã xuống đau đớn.
Trọng tài ngay lập tức ra hiệu cho bác sỹ và tổ giúp việc vào chăm sóc. Bác sỹ của đội, ông Hồ Viết Trần, chỉđợi cái khoát tay của trọng tài là ngay lập tức xách túi thuốc chạy băng băng vào sân cỏ. Gần như ngay lập tức, ông Trần vẫy tay ra hiệu Hùng bị gẫy chân, phải đưa đi bệnh viện. Xe cấp cứu được đưa ngay vào sân. Bác sỹ cùng tổ giúp việc lên xe, bỏ lại trận đấu vô cùng hấp dẫn. Hùng lúc đó là tuyển thủ quốc gia nổi tiếng và chấn thương của anh không chỉ SLNA mà cảđội tuyển quốc gia cũng như bản thân anh đều vô cùng lo lắng vì nó ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp cầu thủ"
Dừng một lát nhưđể nhớ lại những biến chuyển nhiều mặt ở SLNA, nhất là vô vàn những chấn thương lớn nhỏ, thậm chí...thật, giả của cầu thủ, ông Chiêm bộc bạch : Hiện nay, hầu hết các Câu lạc bộ thể thao ở nước ta, đặc biệt là các Câu lạc bộ bóng đá - nơi mà các VĐV hàng ngày phải đối mặt với đủ loại chấn thương ảnh hưởng rất nhiều đến phong độ thi đấu, thậm chí nguy hiểm cả tới tính mạng, rất tiếc là còn hiếm các thầy thuốc được đào tạo đúng chuyên ngành y học thể thao lẫn các chuyên gia vật lý trị liệu.
Bác sỹ, nhân viên y tế nhanh chóng có mặt sau một tình huống va chạm xảy ra. |
Trong khi đó, tại các nước khác, một câu lạc bộ thể thao thường đòi hỏi có ít nhất 1 bác sỹ y học thể thao, 2 chuyên gia vật lý trị liệu và các máy móc kiểm tra thể lực như: máy đo lượng tiêu thụ ôxy, máy đo sức mạnh của cơ bắp...Ông Chiêm lại trầm ngâm: SLNA ta suốt một thời gian dài chỉ có một bác sỹ, từ năm 1982 đến 2008, là anh Trần. Sau có anh Nguyễn Hồng Sơn, nhưng được một thời gian ngắn thì anh mất do bệnh hiểm nghèo. Khó là khó biên chế, lương thưởng, không bác sỹ nào muốn vềđội.
Nhà báo biết đấy, CLB lại vào diện...nghèo nhất nước nên y, bác sỹ không chỉ lo việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cứu chấn thương nhẹ, theo dõi sức khỏe cầu thủ, chếđộ luyện tập, sinh hoạt mà còn phải kiêm nhiều công việc sự vụ, hành chính hàng ngày, kể tên không xuể.
Nay CLB có y sỹ Mạnh và chúng tôi phải hợp đồng thời vụ với một bác sỹở Trường ĐH Y Nghệ An. Ởđội trẻ có một y sỹ nữa là Trần Nam Long.Trăm việc đổđầu thầy thuốc, phải là người yêu nghề lắm, yêu...thể thao lắm mới theo được cái nghề xách túi thuốc chạy băng băng vào sân này...Tôi hỏi thêm, ông nhớ nhất "vụ việc nào liên quan đến chấn thương của cầu thủ?" Ông Chiêm nhíu mày: Nhà báo gặp anh Trần có lẽ sẽ tìm được câu trả lời chân thực hơn".
Và thật may cho chúng tôi, bên quán Trà Cung Đình trên đường Hồ Tùng Mậu, TP.Vinh, chúng tôi gặp Bác sỹ Trần nay đã chuyển công tác sang Trung tâm Huấn luyện TDTD tỉnh. Ông Trần thong thả: Mình không tài nào nhớ hết mọi chuyện, vả lại việc mình làm có gì đáng nói so với...cầu thủ, HLV.
Mọi người nhớ là nhớ Hữu Thắng, Văn Quyến, Công Vinh...còn như anh em chúng tôi, nói thật, trong cả nước vẫn chưa hiểu hết và làm hết việc cho một ngành mới mẻ và cần thiết là y học thể thao.
Ông Trần bỗng sôi nổi hẳn lên : Tiếc là trong suy nghĩ của nhiều người, y học thể thao chỉ liên quan đến các VĐV thể thao, nhưng thực tế chuyên ngành này liên quan chặt chẽđến tất cả mọi người, những người chơi thể thao không chuyên lẫn những người không hoặc chưa chơi thể thao.
Y học thể thao tập trung giải quyết những vấn đề mà người luyện tập thể thao quan tâm như chếđộ dinh dưỡng khi chơi thể thao, cách phòng tránh hay chấn thương... Không những thế, đối với những người không hoặc chưa bao giờ chơi thể thao, y học thể thao cũng giúp tìm hiểu về các môn thể thao phù hợp có thể giúp cải thiện sức khỏe, chẳng hạn loại hình nào sẽ giúp ích cho người bịđau lưng hay người mắc chứng trầm cảm (stress)...Y học thể thao bao quát mọi vấn đề về sức khỏe như: tim mạch, chấn thương chỉnh hình, vật lý trị liệu.
Hoàn thành nhiệm vụ sau trận đấu. Ảnh: Đức Chuyên |
Do đó, một thầy thuốc chuyên khoa y học thể thao phải am hiểu nhiều chuyên khoa như: chấn thương chỉnh hình, vật lý trị liệu, tim mạch, mắt, răng, dinh dưỡng, cấp cứu và chẩn đoán hình ảnh hay y học hạt nhân... Đó là lý do tại sao chuyên khoa này chỉ xuất hiện ở các bệnh viện đa khoa hoặc trong các bệnh viện quốc tế.
Thú thật là theo ngành này khá lâu nhưng tôi tự thấy khó, vì trên thực tế, rất nhiều ca chấn thương của VĐV ngay cả cấp quốc gia cũng không xử lý tốt, mà phải ra nước ngoài, nhờ cậy các chuyên gia giỏi của nước ngoài. Ông Trần cho biết : Theo con số thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có tới hàng nghìn câu lạc bộ thể thao ở nhiều bộ môn khác nhau và trên thực tế có không ít VĐV chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư bị chấn thương, chi phí cho mỗi ca điều trị rất cao (vài ngàn USD).
Điển hình như trường hợp của nguyên tuyển thủ quốc gia Hồng Sơn và Thanh Phương (Câu lạc bộ Thể Công) hay như sau này là Công Vinh, Công Minh, Văn Quyến của SLNA... đều phải "kêu cứu" và chạy chữa khắp nơi để có thể trở lại sân cỏ, nhưng đáng tiếc các bác sỹ, chuyên gia các bệnh viện trong nước đều bó tay hoặc chưa được tin tưởng.
Rất may là Tiến sỹ Moss - chuyên gia về lĩnh vực y học thể thao của Đức, bác sỹ Tuấn Nguyễn, Trung tâm TKB Sport Medicine (Mỹ) đã đón nhận một số cầu thủ này sang chữa trị. Ngoài ra, một số CLB cùng VFF và các nhà tài trợ bỏ tiền giúp các cầu thủ sang Singapore và BồĐào Nha chữa trị và lần lượt giúp các cầu thủ, VĐV trở lại sân cỏ, sàn tập.
Chuẩn bị chia tay, chúng tôi đùa vui cùng người thầy thuốc có thâm niên lâu nhất ở SLNA : Ông còn nhớ chuyện "Hoàng tử dẫm gai" ở SLNA mà báo chí lên tiếng hồi 2003 không? Ông Trần cười xòa: Sao lại không, nhà báo, ấy là câu chuyện 4 chàng Văn Quyến, Công Vinh, Hồng Sơn và Lâm Tấn khiến CLB phải đưa đi kiểm tra tận ngoài Hà Nội. Kết quả là ai cũng có vấn đề, cả chấn thương nhẹ lẫn không phải chấn thương, kết luận vẫn có thể thi đấu được. Cái thời đó, khó khăn tứ bề, nhà nghèo mà, trong khi thiên hạ lương thưởng cứ gọi là cao ngất trời, trong khi ta lương nợ, thưởng ít...May mà thời đó đã đi qua...
Chúng tôi cũng đã tìm đến sân tập ngày thứ 7 để gặp y sỹ Trần Nam Long. Anh cho biết, hiện anh đang thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho khoảng 150 cầu thủ trẻ dưới 21 tuổi. Đây là lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý, khả năng thích nghi kém, dễ chấn thương trong khi đó mật độ thi đấu của các cầu thủ là khá dày nên công việc của anh cũng khá vất vả. Anh cũng thường xuyên theo đội đi công tác xa nhà. " Vợ tôi cũng là y tá trong bệnh viện tỉnh nên cô ấy thấu hiểu công việc của chồng. May có cô ấy giúp đỡ và sẻ chia..."anh tâm sự.
Trò chuyện với một số chuyên gia trong ngành y tế và thể thao, được biết, để phát triển chuyên khoa y học thể thao tại Việt Nam cũng như tại Nghệ An là rất khó vì máy móc chuyên dụng đắt tiền và tại Việt Nam hiện chưa có trường lớp đào tạo chuyên sâu về ngành này, các bác sỹ y học thể thao đều được đào tạo ở nước ngoài rất tốn kém.Trước mắt, cần thiết phải tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức về y học thể thao, tạo điều kiện cho họ biết và quan tâm đúng mức đến chuyên khoa này.
Từ hoạt động của Bệnh viện Y học thể thao, ngành Y tế cần phối hợp tổ chức các chuyên đề hoặc các khóa đào tạo ngắn hạn cho các bác sỹ với sự cộng tác của các chuyên gia nước ngoài, (như Tiến sỹ Moss, bác sỹ Tuấn Nguyễn...) nhằm tổ chức và thực hiện một cách có hệ thống nhiệm vụ quan trọng và mới mẻ này.
Hy vọng rằng trong tương lai không xa, chuyên ngành y học thể thao được đầu tư phát triển đúng mức, đem lại cho VĐV phong độ thi đấu tốt nâng cao thành tích cũng như giúp cho những ai chơi thể thao không chuyên có được chếđộ tập luyện, nâng cao thể lực một cách an toàn nhất.
Thùy Vinh