Cơ hội cho ngành gỗ từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU

Liên minh châu Âu (EU) là một trong 5 thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa được ký kết sẽ có tác động tương đối lớn tới sự phát triển của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam.

Sản phẩm gỗ “Made in Viet Nam” sẽ được tiếp cận thị trường EU với mức thuế ưu đãi hơn các đối thủ cạnh tranh. Với chất lượng đã được khẳng định, mức thuế ưu đãi sẽ giúp ngành gỗ Việt Nam có được nhiều đơn hàng hơn.

Ở Nghệ An đa số đang khai thác rừng non. Ảnh tư liệu
Ở Nghệ An đa số đang khai thác rừng non. Ảnh tư liệu

Theo đó, các sản phẩm như ván dán, ván găm đang có thuế suất là 7% sẽ giảm về mức 0% sau 5 năm. Còn với gỗ thanh đang có mức thuế là 3-4% và đồ gỗ dùng cho nhà bếp mức thuế là 2% sẽ được xóa bỏ ngay khi hiệp định này có hiệu lực. 

EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. Thời gian gần đây, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường EU luôn chiếm tỷ trọng từ 13-17% tổng kim ngạch thương mại đồ gỗ. Giá trị xuất khẩu sang EU luôn duy trì ổn định và tăng nhẹ. Trong khối này, Anh là quốc gia nhập khẩu gỗ và sản phẩm lớn nhất. Năm 2018, xuất khẩu vào quốc gia này chiếm 36,2%, đạt kim ngạch 289 triệu USD, tiếp đến là Pháp, Đức, Hà Lan…

Để đảm bảo về các quy tắc xuất xứ, phát triển bền vững… khi xuất khẩu vào thị trường EU, các mặt hàng gỗ đã có Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) mới có hiệu lực từ 1/6/2019.

Bởi VPA/FLEGT là một tín hiệu mạnh mẽ về cam kết của Việt Nam và EU đối với việc thúc đẩy thực hiện Chương “Thương mại và phát triển bền vững” của Hiệp định EVFTA.

Thực thi VPA/FLEGT sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và EU, cũng như hướng đến một thị trường gỗ minh bạch, hợp pháp và quản lý rừng bền vững. 

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn, khi EVFTA ký kết thành công thì các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cũng sẽ không lo lắng hay bất ngờ về các điều khoản liên quan đến xuất xứ của mặt hàng gỗ. Vì, VPA/FLEGT đã giải quyết được vấn đề này. Hiệp định này đã khẳng định cam kết và quyết tâm hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện của Việt Nam cũng như mang lại lợi ích cho Việt Nam trên cả 3 lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường, nổi bật là mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhất là cải thiện thể chế về quản lý rừng, giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ trái phép, góp phần phát triển bền vững ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. 

Theo ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Việt Nam đang nỗ lực nhanh chóng xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) nhằm đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp, bao gồm việc xác minh một cách hệ thống để đảm bảo các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gỗ được khai thác và mua bán hợp pháp phù hợp với pháp luật của quốc gia khai thác. 

Cùng với đó là sẽ có một cơ chế cấp phép FLEGT của hệ thống VNTLAS chính thức hoạt động. Khi có giấy phép FLEGT, khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam sẽ được nâng cao hơn bởi các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU sẽ không phải giải trình về truy xuất nguồn gốc. 

Ngành lâm nghiệp Nghệ An được đánh giá có nhiều tiềm năng để tăng giá trị. Ảnh tư liệu
Ngành lâm nghiệp Nghệ An được đánh giá có nhiều tiềm năng để tăng giá trị. Ảnh tư liệu

EU cũng là một trong những thị trường chính cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu cho Việt Nam. Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm gỗ xẻ, gỗ tròn, veneer. Năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 246,47  triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ từ EU, tăng 5% so với năm 2017. Trong EU, các quốc gia cung cấp gỗ nguyên liệu lớn cho Việt Nam gồm Bỉ, Đức, Phần Lan, Croatia.

Các loại gỗ nhập khẩu từ EU chủ yếu là gỗ sồi, tần bì, dẻ gai, óc chó… Đây là nguồn cung gỗ hợp pháp lớn thứ hai sau thị trường Mỹ mà Việt Nam đang hướng tới sử dụng nguồn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng.

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu từ EU. Đặc biệt, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghiệp/kỹ thuật cao để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của mình. Đồng thời, hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu sẽ tạo ra một sức ép cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của mình.

Đây là cơ hội vàng cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam phát triển sản xuất kinh doanh với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Để tận dụng tốt, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp gỗ Việt Nam sẽ tập trung nguồn lực để đổi mới công nghệ, đặc biệt có kế hoạch cụ thể để triển khai khâu thiết kế sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam.  

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.