Cơ hội cuối cùng của Tổng thống Pháp

(Baonghean) - Tổng thống Pháp Francois Hollande hồi đầu tuần đã cam kết chi hơn 2 tỷ EUR (tương đương với 2,18 tỷ USD) cho kế hoạch tạo việc làm nhằm cứu nước Pháp khỏi “tình trạng khẩn cấp kinh tế” ông vừa ban bố. Không chỉ vậy, ông còn khẳng định đã đến lúc Pháp phải xem xét lại và thay đổi các mô hình kinh tế - xã hội. Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng, “kế hoạch khẩn cấp” vốn được xem là “dấu ấn cuối cùng trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông Hollande” là không khả thi.

Tổng thống Pháp.
Tổng thống Pháp Francois Hollande.  Ảnh: Internet.

Kế hoạch gây nhiều tranh cãi

Chi tiết “Kế hoạch khẩn cấp” được công bố hôm 18/1 tập trung vào chương trình tạo việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp đang ở mức cao với tổng chi phí hơn 2 tỷ EUR. Chương trình gồm 3 nội dung chính: đào tạo bổ sung cho 500.000 người thất nghiệp, dành khoản hỗ trợ 2.000 EUR cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi các họ tuyển dụng người lao động với mức lương tối thiểu trong thời gian từ 6 tháng trở lên, và cuối cùng là tăng cường dạy nghề cho giới trẻ.

Trong bối cảnh nước Pháp vừa ban bố “tình trạng khẩn cấp về kinh tế”, việc đưa ra kế hoạch chi tiết cho vấn đề việc làm của nước Pháp hiện nay là nhiệm vụ thực sự cần thiết và dễ hiểu. Theo ông Hollande, việc đào tạo bổ sung cho 500.000 người đang tìm việc - những người mà các kỹ năng của họ có thể đã trở nên lỗi thời - sẽ giúp người lao động thích ứng với “trật tự kinh tế mới” và điều này cũng hoàn toàn hợp lý khi hiện nay nước Pháp đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp 10,6%, tương đương với hơn 3 triệu người không có việc làm.

Lý giải về kế hoạch này của ông Hollande, tờ Le Monde cho rằng đây là trận chiến cuối cùng của Tổng thống Pháp hay ít nhất là công việc cuối cùng ông muốn để lại dấu ấn đối với nhiệm kỳ của mình. Kết quả cuối cùng sẽ quyết định ông có ra tranh cử nhiệm kỳ 2 vào năm 2017 hay không.

Về bản chất, kế hoạch này sẽ được tiến hành cho đến những ngày cuối của nhiệm kỳ tổng thống, nhưng 2016 sẽ là năm bản lề, có ý nghĩa quyết định. Nhận định này là hoàn toàn có sở khi ông Hollande luôn phải đối mặt với những phán xét trong việc giải quyết nạn thất nghiệp kể từ khi nhậm chức.

Mặc dù kế hoạch việc làm được đưa ra rất “đúng thời điểm” khi nền kinh tế Pháp đang thực sự “bết bát” nhất từ khi ông Hollande lên cầm quyền, song giới phân tích cho rằng, những biện pháp nhằm giải quyết tình hình mà Tổng thống Pháp đưa ra là không khả thi. Có không ít ý kiến cho rằng, kế hoạch tăng cường đào tạo người thất nghiệp chỉ là một “chiêu” để giảm số lượng thất nghiệp trên giấy trong nhất thời. Nghĩa là chỉ đẩy một lượng lớn thất nghiệp thuộc diện “đang tìm việc làm” sang diện “đang đi học” chứ không thực sự giảm thất nghiệp.

Tờ báo L’Express lại nhận định cách giảm thất nghiệp theo kiểu “thống kê số liệu” này tuy có thể “bẻ ngược biểu đồ thất nghiệp” trước mùa tranh cử năm 2017, nhưng sẽ không giúp đảng Xã hội giữ “thành tích” xóa thất nghiệp được lâu. Lý do là những khóa đào tạo “khẩn” chú trọng tập trung đào tạo ngắn hạn và theo thống kê, có tới 77% lượng học viên không trụ qua nổi 3 tháng học đầu. Lực lượng này sẽ sớm quay trở lại “góp mặt” vào các thống kê thất nghiệp khác.

Phương án giảm thất nghiệp của Tổng thống Hollande thậm chí còn bị đảng Cộng hòa chỉ trích là “lăng mạ người thất nghiệp”. Bằng những lời lẽ hết sức gay gắt, một nhân vật của Đảng này cho rằng, nước Pháp đã bị hủy hoại bởi các quyết định kinh tế của Tổng thống Hollande, và nếu chỉ đào tạo người thất nghiệp mà không cung cấp cho họ công việc trong tương lai thì đây là việc làm vô ích.

Điểm trừ đối với ông Hollande

So với khi Tổng thống Hollande vừa đắc cử vào năm 2012, hiện nay Pháp đã có thêm 650.000 người thất nghiệp, trong khi lượng này lại giảm tại những nước châu Âu khác. Con số này cũng đồng nghĩa với việc có hơn 10% dân Pháp đang thất nghiệp so với con số trung bình 9,8% trên toàn Liên minh châu Âu. Chính vì vậy, không quá khó hiểu khi tại sao kế hoạch việc làm vốn được xem là nhằm “cứu” nước Pháp ra khỏi “tình trạng khẩn cấp kinh tế” lại đối mặt với những phản ứng như vậy.

Nếu như trước đây, nền kinh tế đất nước thay vì được kỳ vọng sẽ “tăng trưởng” thì lại lên xuống thất thường dưới sự điều hành của Tổng thống Francois Hollande. Số người thất nghiệp không hề giảm, con số nhà máy đóng cửa hàng ngày đã là một minh chứng cụ thể cho thấy, nhiệm vụ hàng đầu trên cương vị Tổng thống Pháp của ông là ngăn chặn sự gia tăng nạn thất nghiệp ở quốc gia này đã không được thực hiện thành công. Thêm vào đó, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, Tổng thống Hollande đã không khéo léo vì đã gắn kế hoạch việc làm mới này với việc ứng cử nhiệm kỳ 2 của mình.

Mặc dù khẳng định “hơn lúc nào hết, tạo việc làm là một ưu tiên” song hầu hết các ý kiến hiện nay đều không mấy đồng tình với kế hoạch việc làm của Tổng thống Hollande, đấy là chưa nói đến việc ông còn tận dụng kế hoạch này vì mục đích cho việc tranh cử vào năm sau.

Chính vì vậy, dư luận cho rằng, mặc dù còn hơn 1 năm nữa mới tới cuộc bầu cử Tổng thống Pháp, song kế hoạch tranh cử tiếp theo của ông Hollande xem ra không mấy dễ dàng khi trong nhiệm kỳ của mình còn quá nhiều vấn đề chưa được giải quyết, đặc biệt là vấn đề việc làm. Cùng với việc Đảng Xã hội của ông Hollande chỉ chiếm giữ một nửa số ghế trong Quốc hội, vấn đề kinh tế việc làm sẽ là điểm trừ lớn nhất đối với Tổng thống Hollande trong cuộc đua vào điện Elysee vào năm 2017.

                                                                                                     Thanh Hiền

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.