Có kế hoạch khai thác và bảo vệ hợp lý khu sinh quyển Tây Nghệ An
Bà Katherine Muller Marin- Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trả lời phỏng vấn của Báo Nghệ An
P.V: Xin bà cho biết những đặc điểm nổi bật của Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An so với các Khu dự trữ sinh quyển khác trên thế giới?
Trước hết, đây là Khu sinh quyển có diện tích lớn nhất Đông Nam Á với 1.303.285 ha, hành lang xanh nối tiếp với 3 vùng: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
Thứ hai, khu sinh quyển Tây Nghệ An kết nối vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhên Pù Huống và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tạo nên sự liên tục về môi trường sống và các sinh cảnh.
Thứ ba, đây là khu sinh quyển thể hiện hài hòa giữa không gian thiên nhiên và không gian văn hóa. Mặc dù sở hữu nguồn đa dạng sinh học giàu có nhưng đây là một trong những nơi nghèo nhất của cả nước, là nơi sinh sống của 884.000 người thuộc 7 dân tộc : Kinh, Thái, Thổ, Khơ Mú, H'Mông, Đan Lai, Ơđu của Nghệ An. Người dân nghèo khó như vậy nhưng lại bảo tồn rất tốt các giá trị của khu dự trũ sinh quyển. Đó là điều quí nhất và rất thuyết phục UNESCO.
P.V: Xin bà cho biết vai trò, tầm quan trọng của Khu sinh quyển Tây Nghệ An?
Bà Katherine: Khu sinh quyển Tây Nghệ An có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trịđa dạng về sinh học của rừng tự nhiên nguyên sinh như vườn quốc gia Pù Mát... và nó có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Là khu vực duy nhất của miền Bắc còn lại một diện tích rừng nguyên sinh đang được bảo vệ tốt, đặc biệt là dọc biên giới Việt - Lào. Độ che phủ của rừng trong toàn khu vực trên 70% với nhiều đỉnh núi cao như Pù Xai Lai Leng, Pù Đen Đing, Pù Mát, là lá phổi xanh không chỉ của Nghệ An và của cả khu vực, có ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu trong vùng.
P.V: Những lợi ích từ việc Công bố quyết định Công nhận khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An là gì, thưa bà?
Bà Katherine: Khu sinh quyển Tây Nghệ An sẽđược UNESCO hỗ trợ, tư vấn về kỹ thuật, phát triển đối tác, các mạng lưới điều phối; tiến hành các hoạt động, thực hiện các kế hoạch về phát triển kinh tế- xã hội ở Khu sinh quyển. Bên cạnh đó, việc công bố sẽ tạo ra những ảnh hưởng đến nhận thức của người dân địa phương lẫn quốc tế, từđó có thái độ trân trọng đối với một nguồn tài sản quí giá mà thiên nhiên đã ban tặng, có kế hoạch khai thác và bảo vệ hợp lý đểđạt các mục tiêu của Khu sinh quyển.
P.V: Theo bà, chính quyền và người dân địa phương cần chú ý những điều gì để góp phần gìn giữ và phát triển các giá trị của Khu dự trữ sinh quyển?
Bà Katherine: Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An đã tạo ra hành lang xanh rộng lớn, không chỉ có giá trị bảo tồn mà còn có giá trị phát triển. Chúng ta phải chính thức thành lập Ban quản lý, phân công trách nhiệm cụ thể từng thành viên, lên kế hoạch và thực hiện các kế hoạch.
Kết nối với 8 Khu dự trữ sinh quyển khác ở Việt Nam và các khu sinh quyển trên thế giới để tìm hiểu kinh nghiệm quản lý cũng như khai thác và bảo tồn. Mời các nhà nghiên cứu đến để góp ý kiến. Có thể phải thay đổi một số phong tục tập quán nếu như chúng ảnh hưởng đến thiên nhiên như phá rừng làm rẫy. Nâng cao nhận thức của người dân địa phương, tạo ra những cơ hội cho họđể cùng chia sẻ những lợi ích từ rừng. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh. Bảo vệ các loài đặc hữu của Khu sinh quyển Tây Nghệ An như sao la, cây sa mu dầu. Và không chỉ người dân địa phương mà tất cả chúng ta đều phải xét lại thái độ của mình khi ứng xử với rừng nói riêng và thiên nhiên nói chung.
P.V: Xin cảm ơn Bà!
Châu Lan (thực hiện)