Cố vấn tỉ phú của ông Trump quyết định từ chức

Tỉ phú công nghệ Elon Musk đã giữ lời, rời khỏi hội đồng cố vấn Nhà Trắng sau khi Tổng thống Donald Trump xác nhận rút khỏi hiệp định về biến đổi khí hậu Paris.

Trước đó, hôm 1/6, giám đốc điều hành Tesla và SpaceX đã tuyên bố sẽ rời bỏ vị trí cố vấn ông Trump nếu Tổng thống thật sự rút Mỹ khỏi hiệp định.

“Không biết thỏa thuận Paris sẽ đi tới đâu nhưng tôi đã làm hết khả năng để trực tiếp khuyến nghị Tổng thống, qua Nhà Trắng và các hội đồng, rằng chúng ta phải giữ thỏa thuận. Trong trường hợp đó (Mỹ rời bỏ thỏa thuận), tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài rời hội đồng” - ông Musk viết trên Twitter.

Tỉ phú công nghệ vừa là thành viên hội đồng cố vấn kinh tế, vừa có chân trong hội đồng giải pháp việc làm. Khi có quyết định chính thức từ ông Trump, Elon Musk đã viết trên Twitter: “Tôi rời khỏi hội đồng cố vấn tổng thống đây. Biến đổi khí hậu là có thật. Rời khỏi thỏa thuận Paris không hề tốt cho Mỹ hay cho thế giới”.

Tỉ phú công nghệ Elon Musk và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Tỉ phú công nghệ Elon Musk và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP

Trước đó, hồi tháng 2, ông Musk từng bị chỉ trích vì vẫn tiếp tục ở lại hội đồng cố vấn, nhất là sau khi giám đốc điều hành công nghệ Travis Kalanick từ chức để phản đối “lệnh cấm Hồi giáo” của ông Trump. Lúc đó, ông Musk khẳng định trên Twitter rằng “việc tham gia và các vấn đề quan trọng sẽ phục vụ cho lợi ích to lớn hơn”. Thế nhưng quyết định rút khỏi thỏa thuận Paris của ông Trump đã làm ông Musk thay đổi ý định.

Thỏa thuận Paris đề ra lộ trình cho các quốc gia cắt giảm sử dụng năng lượng hóa thạch và dùng năng lượng sạch để ngăn Trái đất nóng lên 1.5 độ C trên mức tiền công nghiệp. Đây là một trong những di sản quan trọng của cựu Tổng thống Obama.

Ngày 1/6, Tổng thống Mỹ đương nhiệm đã xác nhận sẽ rút khỏi thỏa thuận, cho rằng đó là gánh nặng tài chính và kinh tế hà khắc. Ông Trump còn dẫn các số liệu cho thấy mất đi các việc làm trong ngành công nghiệp sản xuất, thép và than sẽ làm tổn hại nền kinh tế Mỹ.

Theo PLO

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân