Còn đó những ngăn cách
(Baonghean.vn) - Một cụ già ròng rã, kiên trì 8 năm xin cho cháu tới trường mà kết quả là cháu vẫn phải học... ở nhà. Một em bé ngồi riêng một bàn học lặng lẽ trong góc lớp, không có bạn nào chơi chung. Một người mẹ không bao giờ dám tới đón con ở trường học, người khác thì đành lòng rời xa công việc của mình để mong con mình có được cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác... Những hình ảnh ấy vẫn hiện hữu trong cuộc sống, nơi mà hàng rào ngăn cách với người nhiễm HIV vẫn còn.
(Baonghean.vn) - Một cụ già ròng rã, kiên trì 8 năm xin cho cháu tới trường mà kết quả là cháu vẫn phải học... ở nhà. Một em bé ngồi riêng một bàn học lặng lẽ trong góc lớp, không có bạn nào chơi chung. Một người mẹ không bao giờ dám tới đón con ở trường học, người khác thì đành lòng rời xa công việc của mình để mong con mình có được cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác... Những hình ảnh ấy vẫn hiện hữu trong cuộc sống, nơi mà hàng rào ngăn cách với người nhiễm HIV vẫn còn.
8 năm chưa trọn một giấc mơ
Đã mấy năm rồi trở lại, tôi vẫn gặp căn nhà ấy, lọt thỏm, tuyềnh toàng giữa phố xá đông đúc. Trên bức vách giữa nhà, vẫn là những hàng phấn trắng được vẽ lên, chỉ có điều, thay bằng những chữ a,b,c... nguệch ngoạc được bà Trích viết năm nào, là những phép tính được viết bằng nét chữ con trẻ. Bà Trích cho hay: "Tôi không biết dạy Toán, chỉ biết dạy cháu đọc và viết chữ thôi. Bây giờ việc học hành của Long giao cho chị họ nó ở nhà bên".
Câu chuyện bà Đặng Thị Trích và đứa cháu nội Nguyễn Văn Long (sinh năm 2001) từ lâu không còn xa lạ với cư dân Hưng Bình (T.P Vinh). Bố Long là con trai duy nhất trong số 4 người con của bà Trích, đã mất vì AIDS. Người mẹ không, việc làm cũng nhiễm bệnh và mất sau đó. Bà Trích mấy năm trời khốn đốn vì đứa con trai nghiện ngập, tù tội, bây giờ lại thêm gánh nặng nuôi cháu nhiễm H. Nhưng bất hạnh chưa hết: Ông nhà bà qua đời và chính bản thân bà cũng đang chống chọi với căn bệnh u trực tràng. Thế nhưng, điều bà Trích khổ tâm nhất lại chính là việc cháu bà không được đến trường.
Cũng chính là bà đã lập nên kỷ lục về lòng kiên trì để xin cho cháu đi học. Kể từ năm 2005, khi Long được 4 tuổi, xin đến trường mầm non học được ít tuần thì bị trả về nhà. Lý do được đưa ra là cháu nhiễm bệnh, sợ lây cho các cháu khác. Năm sau, bà Trích lại tiếp tục xin cho cháu vào học, vẫn không được. Năm sau nữa, bà xin ở trường khác tại phường khác, cũng vẫn nhận được cái lắc đầu. Đến tuổi vào lớp 1, nhà trường không nhận với lý do Long chưa qua học lớp mẫu giáo. Bà Trích lại đành đến xin học mẫu giáo cho cháu, thì lại nhận được lý do: cháu đã quá tuổi. Và hành trình xin cho cháu đi học cứ tiếp nối hết năm này qua năm khác như thế. Cay đắng nhất là những khi bà nghe được cái lý do người ta từ chối: Cháu mà đến lớp thì nhà trường sẽ chịu sức ép từ các phụ huynh khác, sẽ có nhiều người không cho con đi học. Nhưng bà Trích vẫn không thôi hy vọng, không từ bỏ lòng kiên trì. Bà chấp nhận lên báo, lên tivi để mong có thêm tiếng nói, tạo cho cháu một cơ hội được học tập bình đẳng như bao đứa trẻ khác.
Bà Trích khoe những cuốn vở tự học của Long
Câu chuyện bà Trích và cháu Long đã khiến Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tếđã phải "vào cuộc" rất nhiều lần. Nhưng qua nhiều cuộc họp, nhiều cuộc vận động mà "hàng rào" kỳ thị vẫn dựng lên vững chãi từ những phụ huynh có con theo học tại các trường mà Long xin được học tập. Bà Trích thở dài: "Mỗi năm học mới, tôi lại đi... xin. Bởi tôi không cầm lòng được khi nghe cháu hỏi: "Sao cháu không được đi học như các bạn?" Đó là một trong hai câu hỏi của cháu khiến bà Trích luôn phải rơi nước mắt. Trước đây, Long hay hỏi bà: Bà ơi, sao các chịđau uống thuốc vài hôm là khỏi mà cháu phải uống thuốc mãi cũng không khỏi vậy bà? Bây giờ thì Long thì đã phần nào hiểu ra, cũng chính bà Trích đã giải thích cho cháu mình, rằng cháu sẽ phải uống thuốc lâu dài, rằng vì sao khi cháu đến định xin chơi với các bạn thì sẽ có một số ông bố, bà mẹ tới gọi con về, vì sao có những cuộc vui con trẻ, thấy cháu xuất hiện là rã đám. Nhìn cháu lủi thủi một mình khi các bạn đều đến lớp, người bà vốn đã gánh quá nhiều bất hạnh thêm trào nỗi xót xa. Bà mua phấn, mua vở vềđể... dạy cho cháu học dù bà cũng chỉ mới biết hết mặt chữ. Những chữ cái nguệch ngoạc đã được bà vẽ lên trên bức vách gỗ giữa nhà, và từ cái cầm tay của bà, Long cũng viết được những chữ cái đầu tiên trên trang vở. Khi Long biết viết chữ, ghép chữ, cũng là lúc bà Trích... hết vốn. "Cô giáo" của Long bây giờ là chị họ, cũng trạc tuổi Long, ở kế bên.
Và nỗi niềm người mẹ
Chị N.T.L (phường Hồng Sơn, T.P Vinh) vốn là một đồng đẳng viên, nhiều năm tham gia các dự án dành cho người nhiễm H trên địa bàn tỉnh. Chị cũng tham gia nhóm Tự lực Sông Lam Xanh của những người nhiễm H, và hoạt động rất tích cực trong tuyên truyền ngăn chặn, đẩy lùi căn bệnh thế kỷ. Nhưng từ ngày con gái chị (cháu không nhiễm H) bắt đầu đến tuổi đi học, chị lặng lẽ rời xa "tổấm" của mình và công việc mà chị gắn bó bằng tất cả trách nhiệm, yêu thương (những người nhiễm H đã coi nhóm Tự lực như là một tổấm). Hơn ai hết, chị là người thấu hiểu ánh nhìn dè dặt, hốt hoảng của nhiều người khi chạm vào người nhiễm H cùng con cái họ. Chị sẻ chia: "Đã bao đêm tôi khóc vì những vò xé trong tim mình. Tôi tự hỏi, vì sao tôi lại phải lựa chọn một con đường khó khăn đến thế, rời xa bè bạn đã đùm bọc lấy mình, rời xa công việc mà mình mong mỏi qua đó sẽ giúp đỡđược bao nhiêu số phận giống mình. Tôi đã ích kỷ chăng? Nhưng con gái tôi đã quá nhiều thiệt thòi khi mất bố, tôi sợ, nếu mình còn tiếp tục làm công việc của một đồng đẳng viên, sẽ có ngày tất cả mọi người đều biết tôi đang bị H, họ sẽđổ dồn ánh mắt ấy lên con gái tôi. Cháu sẽ phải hứng chịu cái cảnh bị xa lánh, hắt hủi. Làm sao đành?".
Không phải chị L không biết, rất nhiều cháu nhiễm H và bịảnh hưởng của H, được đến trường, được vui sống chan hòa với bè bạn, nhận tình yêu thương của thầy cô giáo và sự cảm thông của các bậc phụ huynh như cháu V.T.N ở phường Đông Vĩnh, cháu T.T.B ở phường Hồng Sơn (T.P Vinh)... Nhưng chị "không thể mạo hiểm" khi cũng chính mình chứng kiến nỗi vất vả, khổ sở của bà Trích, cháu Long, rồi cháu Phạm Thị Thơm ở Phúc Thành (Yên Thành), của cháu N ở Thị trấn Tân Kỳ... Cháu N cũng là đứa trẻ không nhiễm H, nhưng cái "án" của bố mẹ cháu đã buộc cháu phải nghỉ học ngay trong ngày đến trường đầu tiên. Chị L cũng không thể nào quên được hình ảnh mà chị bắt gặp quãng thời gian cách đây gần 2 năm, khi chị tới một trường tiểu học ở Cửa Lò để tuyên truyền tránh sự kỳ thị với người nhiễm H. Trong lớp học có một cái bàn kê riêng góc lớp, và lọt thỏm giữa những chật chội, ồn ào là một cháu bé có gương mặt buồn thiu lặng lẽ cúi nghiêng bên trang sách. Đôi mắt cháu đen tròn, thăm thẳm nỗi niềm. Cháu được tới trường, nhưng cháu không có bạn. "Bạn nào cũng sợ lây bệnh, bạn nào cũng được bố mẹ dặn đừng lại gần cháu". Câu nói đầy hờn tủi ấy đã khiến tim chị run lên.
Một bức thư bày tỏước mơ của trẻ nhiễm H
Cũng là một người mẹ nhiễm H, chị N.T.H ở Quán Bánh (T.P Vinh) đã chọn giải pháp đưa con vào tận một trường xa trong thành phốđể học. Chị hy vọng rằng, ởđây con chị sẽđược đối xử bình đẳng vì không ai biết tới căn bệnh của hai vợ chồng chị. Còn chị H.T.G thì suốt 3 năm con theo học, chưa một lần nào chị dám đến đón con. Chị sợ sự xuất hiện của mình sẽ làm ai đó phát hiện ra con chị là con người nhiễm H. Hy sinh cái hạnh phúc nhỏ nhoi mỗi chiều của một người mẹ không khiến chịđau bằng niềm thắc mắc, mong ước của con mình: Ai ngoan mới được mẹđến đón phải không mẹ? Con cũng ngoan mà sao mẹ chẳng tới đón con? Có lần, chị G đã đến trước cổng trường con, chị bịt mặt, đứng nép bên tường. Chị nhìn thấy con mình ngơ ngác tìm bóng bà ngoại. Lúc ấy, chị bỗng lo sợ, chị không có đủ can đảm gọi con, rồi cuống quýt phóng xe đi vì lại sợ con sẽ nhận ra mình... ". Vậy đấy, nhưng tôi còn may hơn chị H.T.M còn bị kỳ thị ngay trong gia đình chồng". H.T.M người Nghi Lộc, chị lấy chồng và không lâu sau thì chồng mất vì AIDS. May mắn, đứa con của hai người không nhiễm H. Ngay khi sinh nở xong, nhà chồng chịđã tìm cách "mời" chị về nhà mẹđẻ và họ giữ nuôi đứa con trai của chị. Chị còn không được đến thăm con "vì gia đình họ sợ lây". Bây giờ cháu đã 6 tuổi, nhiều lúc nhớ, chị chỉ biết đứng ngoài cổng ngóng vào. Khi cháu đi học, gia đình nhà chồng tuyên bố với chị: Đừng có tới trường để thăm cháu.
Anh Phan Văn Kiên- Nhóm trưởng nhóm Tự lực Sông Lam Xanh của những người nhiễm H cho hay: Trẻ nhiễm H phần lớn vẫn được đến trường, được quan tâm, nhưng đa số trong đó là nhờ biết "giữ" thông tin. Đau lòng là có nhiều cháu không nhiễm, nhưng lại phải chịu sự kỳ thị do bố mẹ nhiễm H. Với con số gần 8000 người nhiễm HIV trên địa bàn toàn tỉnh, thì con số trẻ em bịảnh hưởng cũng là rất lớn. Tính riêng trên địa bàn Thành phố Vinh, có khoảng gần 10 trẻởđộ tuổi đến trường nhiễm H và khoảng 40 trẻ bịảnh hưởng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng để xóa đi hàng rào ngăn cách trong nhận thức nhiều người đối với người nhiễm H, đặc biệt là trẻ em- những đứa trẻ ngây thơ, vô tội, bịảnh hưởng của H còn vô vàn khó khăn. Ước mơđến trường, ước mơđược đối xử bình đẳng vẫn còn xa vời với nhiều em nhỏ không may có H.
Thùy Vinh