Công an gõ cửa từng nhà để vận động sơ tán lũ

(Baonghean.vn) - Nhiều nhà dân sống ven sông Vinh, mặc dù nước lũ đã ngập đến gần nóc nhà nhưng vẫn một mực không chịu sơ tán, công an phải gõ cửa từng nhà để vận động

 » Hơn 500 người cứu đê sông Vinh

 » Hàng nghìn học sinh Nghệ An phải nghỉ học vì ngập lụt

 » Mưa to kéo dài, chợ Vinh lại ngập băng nước
 

Đến chiều 13/10, nước lũ trên sông Vinh (TP Vinh, Nghệ An), vẫn chưa có dấu hiệu rút. Một số đoạn đê thậm chí có nguy cơ bị vỡ.
Đến chiều 13/10, nước lũ trên sông Vinh (TP Vinh, Nghệ An), vẫn chưa có dấu hiệu rút. Một số đoạn đê thậm  chí có nguy cơ bị vỡ. Tại khối Yên Giang, phường Vinh Tân, nhiều ngôi nhà đang chìm trong nước. Ảnh: Tiến Hùng.
kk
Nhiều ngôi nhà, nước ngập sâu hơn nửa mét. Ảnh: Tiến Hùng.
Trung tá Ngô Trí Phượng, Phó trưởng Công an phường Vinh Tân, cho hay khối Yên Giang có gần 200 hộ nhưng có đến 35 hộ đang bị ngập. Tuy nhiên, nhiều hộ vẫn không chịu sơ tán. Ảnh. Tiến Hùng.
Trung tá Ngô Trí Phượng, Phó trưởng Công an phường Vinh Tân cho hay: Khối Yên Giang có gần 200 hộ nhưng có đến 35 hộ đang bị ngập. Trong khi đó, đê sông Vinh đang đứng trước nguy cơ bị vỡ. Tuy nhiên, nhiều hộ vẫn không chịu sơ tán. Trước tình hình đó, lãnh đạo công an phường cùng khối trưởng đã phải đến từng nhà vận động người dân. Ảnh: Tiến Hùng
kk
"Vừa đến tận nhà vận động sơ tán, chúng tôi vừa phải xem người dân cần giúp đỡ gì không. Hiện phường đã liên hệ với một tòa nhà chung cư gần đây để đưa người dân đến tá túc", trung tá Phượng nói. Ảnh. Tiến Hùng.
hh
Tại khối Yên Giang, có 6 hộ với khoảng 40 nhân khẩu sống sát bờ sông chuyên làm nghề chài lưới. Những ngôi nhà của họ hiện nước đã ngập đến gần nóc. Ảnh. Tiến Hùng.
hh
Khu vực này vẫn thường được gọi là "làng chài". Cư dân chủ yếu đến từ Quảng Bình. "Rất khó khăn để vận động được họ sơ tán. Cơn bão vừa qua, chúng tôi thậm chí phải cưỡng chế", ông Nguyễn Minh Ngọc, khối trưởng Yên Giang nói. Ảnh. Tiến Hùng.
kk

Cả xóm chài này có 35 trẻ em, toàn bộ hiện vẫn chưa được di dời đến nơi an toàn. "Các anh chị nếu không chịu sơ tán, ít ra cũng phải đưa con nhỏ đến nơi an toàn. Nếu không sắp tới chúng tôi sẽ đẩy đuổi đi nơi khác đấy", trung úy Nguyễn Như Thắng, nói với những hộ dân ở làng chài sau khi lên thuyền vào tận nhà. Là cảnh sát phụ trách khu vực này, trung úy Thắng nói rằng, đã 3 ngày nay anh không được về nhà vì phải ở lại túc trực tại đây. Ảnh. Tiến Hùng.

kk
Tuy nhiêu, rất nhiều hộ dân kiên quyết không sơ tán.  "Nước dâng đến đâu thì chúng tôi kê ván lên đến đó. Nếu ngập nhà thì chúng tôi ra thuyền, không sao cả", ông Lê Văn Khiêm (43 tuổi, quê Quảng Trạch, Quảng Bình), nói. Ảnh. Tiến Hùng. 
hh
Các hộ dân ở làng chài vẫn thản nhiên sinh hoạt bình thường trong cơn lũ. "Từ ba ngay trước, chúng tôi đã thông báo trên loa yêu cầu các hộ nguy cơ ngập lụt sơ tán nhưng đến thời điểm hiện tại, trong 200 hộ, chỉ rất ít người dân nghe theo", khối trưởng Yên Giang cho hay. Ảnh. Tiến Hùng.
nn
Chỉ cách làng chài này vài trăm mét, hơn 500 người gồm nhiều lực lượng vẫn đang rốt ráo cứu đê sông Vinh, đoạn qua khối Tân Phượng (phường Vinh Tân), trước nguy cơ bị vỡ. Theo ông Nguyễn Hoài An, Chủ tịch UBND phường Vinh Tân, chỉ cần nước sông Vinh dâng cao gần một mét nữa, đê sẽ khó trụ vững. Ảnh. Tiến Hùng.
Chủ tịch UBND phường Vinh Tân nhận định, nếu đê sông Vinh bị vỡ, sẽ gây ngập lụt hơn 1.000 nhà dân. Ảnh. Tiến Hùng.
Chủ tịch UBND phường Vinh Tân nhận định, nếu đê sông Vinh bị vỡ, sẽ gây ngập lụt hơn 1.000 nhà dân. Ảnh.Tiến Hùng.

 Tiến Hùng

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.