Còng lưng cấy thuê ngày mùa ở xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Sau khi thu hoạch xong vụ lúa xuân, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã tiến hành gieo cấy vụ hè thu. Đây cũng là thời điểm dịch vụ cấy thuê được nhiều người tìm đến, tuy nhiên, để có được thu nhập thì thợ cấy cũng phải "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" cả ngày, bất kể nắng mưa...
Những ngày tháng 5 nắng như lửa đốt, chị Bùi Thị Tâm ở xóm 3, xã Diễn Nguyên (Diễn Châu) đã tất tả dậy sớm, chuẩn bị cơm nước cho chồng con rồi cùng với những người hàng xóm đạp xe đến các con đường để xin cấy thuê. Công việc này đã kéo dài ròng rã hơn 3 năm nay, và năm nào chị cũng sáng đi - tối về với quần áo lấm lem đầy bùn đất.
Trên các cánh đồng ở địa ban Nghệ An thời điểm này rất nhiều người tập trung cấy thuê. Ảnh: Quang An
Trên các cánh đồng ở địa bàn Nghệ An thời điểm này rất nhiều người tập trung cấy thuê. Ảnh: Quang An
Chị Tâm cho biết: "Nhà tôi có 3 sào ruộng, năm nào cũng huy động người nhà làm xong sớm để rồi tập trung đi cấy thuê cho các xã khác. Công việc này chỉ kéo dài tầm nửa tháng thôi nên phải tranh thủ chú ạ, chứ vừa rồi ảnh hưởng từ dịch Covid -19, nhiều cơ sở sản xuất đóng cửa, bà con nông dân cũng không kiếm được khoản tiền nào đáng kể để trang trải..."
Không chỉ chị Tâm mà đó cũng là tâm trạng chung của hàng trăm phụ nữ nông thôn vào thời điểm này, hầu hết ai cũng cố gắng kết thúc việc gieo cấy của gia đình để đến các địa phương khác xin cấy thuê. Người có điều kiện thì đi xe máy từ Diễn Châu đổ đi các huyện Yên Thành, Quỳnh Lưu để được thuê với giá cao... người không có phương tiện thì đạp xe đi các con đường lớn trong huyện, mong sao có người gọi cấy.
Thợ cấy thường tập trung thành các nhóm nhỏ để có thể hoàn thành xong nhanh cánh đồng. Ảnh: Quang An
Thợ cấy thường tập trung thành các nhóm nhỏ để có thể hoàn thành xong nhanh cánh đồng. Ảnh: Quang An
Cấy lúa không phải là công việc xa lạ, tuy nhiên, cấy thuê cho người ta lại là một chuyện khác. Chị Mùi, một thợ cấy chia sẻ: "Cấy cho ruộng nhà mình thì muốn nghỉ lúc nào thì nghỉ, cấy lúc nào thi cấy, nhưng đã cấy lấy tiền người ta thì phải làm cho chỉn chu. Mình vừa phải cấy đẹp, cấy nhanh mới được chủ nhà thuê tiếp những ngày sau, có khi được thưởng thêm tiền, ... có ngày nhận khoán cả cánh đồng mà chỉ có 3 chị em, còng lưng cả ngày, trời tối om om mới về đến nhà...".
Những ngày nắng nóng gay gắt, những thợ cấy vẫn lầm lũi với công việc của mình. Nhiều chủ nhà tốt bụng mua hoa quả, nước mát ra tận ruộng bồi bổ cho chị em, ai nấy đều vui mừng ra mặt. Mặc dù vậy, có một số hộ do bận làm ăn, buôn bán, không có thời gian ra đồng giám sát, các thợ cấy phải tự chuẩn bị cơm trưa, nước uống để có sức làm việc...
Bên cạnh trả tiền công, các chủ nhà còn bồi dưỡng nước mát, hoa quả cho thợ cấy. Ảnh: Quang An
Bên cạnh trả tiền công, các chủ nhà còn bồi dưỡng nước mát, hoa quả cho thợ cấy. Ảnh: Quang An
Theo khảo sát, giá dịch vụ cấy thuê tại thời điểm này đang chạm đỉnh trong nhiều năm trở lại đây. Tại huyện Diễn Châu, nếu như các năm trước, dao động từ 200.000 – 250.000 đồng/ngày thì nay đã tăng lên từ 300.000 – 350.000 đồng/ngày.
Mặc dù vậy, việc tìm được thợ cấy vào thời điểm này không hề đơn giản dù trả giá cao. Ông Bùi Văn Thông ở xã Diễn Phúc (Diễn Châu) chia sẻ: “Cứ vào thời điểm này ra các tuyến đường lớn kiểu gì cũng gặp nhiều phụ nữ đi theo từng nhóm nhỏ, đích thị là thợ cấy, chỉ cần gọi họ đến và thương lượng giá cả là xong. Tuy nhiên, năm nay, đứng cả buổi mà chỉ thấy vài nhóm thợ, cũng bị các nhà trước họ thuê mất rồi…”
Thợ cấy phải làm việc quần quật cả ngày để kịp tiến độ của chủ nhà giao. Ảnh: Quang An
Thợ cấy phải làm việc quần quật cả ngày để kịp tiến độ của chủ nhà giao. Ảnh: Quang An

Được biết, nguyên nhân khiến cho thợ cấy khan hiếm vào thời điểm này là do đang bước vào đầu vụ gieo cấy hè thu. Các thợ cấy phải hoàn thành xong ruộng của gia đình mới có thể đi cấy thuê cho các địa phương khác. Nhà nào xong sớm hoặc ít ruộng mới có thời gian đi cấy thuê vào thời điểm này. Bên cạnh đó, hiện nay dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất đã hoạt động trở lại nên nhiều chị em nông thôn đã đi làm trở lại để đảm bảo tiến độ.

Năm nay, toàn tỉnh gieo cấy 90.000 ha lúa Hè Thu, thời gian bắt đầu từ khi thu hoạch xong lúa vụ Xuân và kết thúc vào ngày 25/6. Ảnh: Quang An
Năm nay, toàn tỉnh gieo cấy 90.000 ha lúa hè thu, thời gian bắt đầu từ khi thu hoạch xong lúa vụ xuân và kết thúc vào ngày 25/6. Ảnh: Quang An

Tại các huyện Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Nam Đàn… dịch vụ cấy thuê cũng nở rộ trong nhiều năm trước lại đây. Mặc dù là dịch vụ “hot” tuy nhiên, nó chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, do đó, những thợ cấy nào chăm chỉ cũng có thể kiếm từ 3 – 4 triệu đồng mỗi mùa cấy thuê. Đây là số tiền không nhỏ đối với bà con nông dân, nhất là sau đợt dịch Covid- 19 đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân khiến ai cũng phấn khởi.

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.