Công nhân dầu khí Venezuela bán đồng phục để mua thức ăn

Giá thực phẩm đắt đỏ đã khiến công nhân hãng dầu khí quốc gia PDVSA phải cầm đồ, dùng hết hạn mức thẻ tín dụng, tìm việc làm thêm, và bán mọi thứ để có tiền.

Suốt hàng chục năm nay, nhân viên tại PDVSA luôn được trả lương cao hơn trung bình và có phúc lợi hào phóng. Điều này giúp họ đủ khả năng mua nhà và đi du lịch nước ngoài.

Nhưng giờ đây, khủng hoảng kinh tế đã khiến cả nhân viên PDVSA cũng phải chật vật với cuộc sống hằng ngày, khi lạm phát đã lên 3 chữ số. Họ phải cầm đồ, dùng hết hạn mức thẻ tín dụng, tìm việc làm thêm, và thậm chí bán đồng phục công ty để mua thức ăn.

"Ngày nào cũng có công nhân PDVSA đến đây bán đồ. Họ bán cả ủng, quần, găng tay và mặt nạ", Elmer - một người bán hàng tại thành phố Maracaibo cho biết. Những đồ nhập khẩu, như gạo hay bột mỳ, từ nước láng giềng Colombia đều rất đắt đỏ.

cong-nhan-dau-khi-venezuela-ban-dong-phuc-de-mua-thuc-an

Một công nhân của PDVSA tại thủ đô Caracas. Ảnh: Reuters

Đa phần công nhân PDVSA kiếm được khoảng 35 - 150 USD mỗi tháng, cộng 90 USD phiếu thực phẩm, theo tỷ giá chợ đen. Tuy cao hơn rất nhiều người Venezuela khác, chừng ấy vẫn là chưa đủ.

"Thỉnh thoảng, chúng tôi phải để lũ trẻ ngủ đến trưa để tiết kiệm bữa sáng", một công nhân bảo dưỡng làm việc tại Maracaibo của PDVSA cho biết. Anh đã sụt 5kg năm nay vì tiết kiệm thức ăn.

Cuộc khủng hoảng kinh tế đang ảnh hưởng đến năng suất lao động trong ngành công nghiệp đóng góp hơn 90% doanh thu xuất khẩu cho Venezuela này. "Phần lớn chúng tôi không làm việc tốt như trước được nữa, vì phải tập trung lo chuyện sống còn", người công nhân này cho biết.

Tuy nhiên, PDVSA cho biết công nhân của họ vẫn rất hạnh phúc. "Dù PDVSA không thoát khỏi tình hình giá dầu giảm, công nhân của chúng tôi vẫn không bị ảnh hưởng và sẵn sàng nghĩ ra những sáng kiến mới để thúc đẩy các dự án lớn", họ cho biết.

Một cựu công nhân hãng này cho biết anh đã nghỉ việc năm ngoái để đi lái taxi. Nhưng vài tháng qua, anh đã phải bán 4 áo khoác và một đôi ủng để có tiền nuôi 2 đứa con. Anh cũng đổi một đôi ủng khác để lấy thịt, rồi bán cả đồ nội thất, như bàn ăn. Tại khu lọc dầu Paraguana, một thợ cơ khí cho biết đã phải bán đôi ủng mới mới giá rẻ "để có tiền nhanh còn mua thức ăn".

Dù giận dữ, các công nhân cho biết họ không dám phản đối. Kể từ khi những người phản đối cố Tổng thống Hugo Chavez muốn buộc ông từ chức bằng cách đình công ngành dầu mỏ nhiều tháng năm 2002, việc này đã được coi là phá hoại.

Người lao động giờ còn phải ăn bớt thời gian làm việc để xếp hàng chờ lấy thức ăn. Tại nhà ăn của công ty Petrocedeno ở phía đông Venezuela, công nhân còn xếp hàng trước cả tiếng vì sợ hết đồ.

Tổng thống Venezuela - Nicolas Maduro cho rằng những doanh nhân được Mỹ hậu thuẫn đang thu gom hàng hóa để lật đổ chính phủ của ông. Một số công nhân cũng tin vào điều này.

Nhưng rất nhiều người đã nói đến chuyện rời PDVSA, hoặc thậm chí là Venezuela. "Làm việc có ý nghĩa gì, khi chúng tôi không thể có cuộc sống tốt đẹp", một cựu chuyên gia tự động tại PDVSA cho biết. Năm ngoái, anh đã chuyển tới Mỹ và giờ đang làm vài công việc khác nhau. "Tôi không hối hận. Tôi sẽ làm bất kỳ điều gì để thoát khỏi chuyện này", anh nói.

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.