COP21, 2 độ C và 100 tỷ USD

(Baonghean) - Hôm nay (30/11), Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (gọi tắt là COP21) chính thức khai mạc tại Le Bourget, ngoại ô phía Bắc Paris của Pháp. Là một trong những hội nghị đa phương lớn nhất trong năm, COP21 có ý nghĩa quyết định để lãnh đạo của 196 quốc gia và vùng lãnh thổ đi tới một thỏa thuận toàn cầu nhằm hạn chế tăng nhiệt độ trái đất không quá 20C vì sự phát triển của toàn nhân loại.

Cảnh báo trước “giờ G”
Ngày 23/11, đúng 1 tuần trước khi COP21 khai mạc, Cơ quan của Liên Hợp quốc về chiến lược giảm nhẹ nguy cơ thiên tai (UNISDR) đã công bố một bản báo cáo về hậu quả của biến đổi khí hậu với những con số khiến bất kỳ ai cũng phải lo ngại. Theo đó, có tới 606.000 người chết do thiên tai trong vòng 20 năm qua với đa số nạn nhân là ở các nước có thu nhập thấp (chiếm 89%). 
Gần 150 nguyên thủ quốc gia tụ họp tại Paris tìm giải pháp chống biến đổi khí hậu (BBC)
Gần 150 nguyên thủ quốc gia tụ họp tại Paris tìm giải pháp chống biến đổi khí hậu. Ảnh: BBC
Từ năm 1995 cho tới nay, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra lên tới 1,9 tỷ USD, đẩy 4,1 tỷ người vào hoàn cảnh vô gia cư hay cần cứu trợ khẩn cấp. Lũ lụt chiếm tới 47% trong tổng số các trận thiên tai, phần lớn (95%) xảy ra tại châu Á từ năm 1995 đến 2015, và ảnh hưởng tới 2,3 tỷ người. Nếu chia trung bình, mỗi năm có khoảng 30.000 người chết vì biển đổi khí hậu, xấp xỉ với số người thiệt mạng vì các hoạt động khủng bố là 32.658 người trong năm 2014. UNISDR nhận định rằng, các hiện tượng do biến đổi khí hậu sẽ còn tiếp tục xảy ra trong những thập kỷ tới và con số thiệt hại về người và của sẽ còn tiếp tục nối dài. 
Còn theo một báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới công bố trước đó 2 ngày, năm 2015 có thể sẽ là năm nóng nhất được ghi nhận từ trước đến nay. Mức tăng nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất có thể vượt ngưỡng biểu tượng 10C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Giai đoạn 2011 - 2015 đã là 5 năm nóng nhất được ghi nhận từ trước đến nay, có nhiều thiên tai nghiêm trọng, đặc biệt là các đợt nóng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong thời gian này cũng đã đạt mức kỷ lục.
Chính vì vậy, Tổ chức Khí tượng Thế giới cho rằng các nước cần phải nỗ lực để đạt được một thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu tại COP21, bởi đây là cách duy nhất để “cứu” trái đất khỏi những tác hại không thể tránh khỏi nếu không thể ngăn xu hướng ấm lên trên toàn cầu với tốc độ như hiện nay. Tổng thống nước chủ nhà Pháp Francois Hollande cũng nói rằng COP21 là “cơ hội để các nước tham gia sứ mệnh chung là cứu sống cuộc sống của dân cư, đất đai, hệ thống sinh học trên trái đất”. 
Con số 20C và 100 tỷ USD
Cơ hội cuối cùng để ngăn chặn tác động của biến đổi khí hậu tới trái đất - đó là thông điệp đã được nhắc đi nhắc lại trước khi đại diện của 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có gần 150 nguyên thủ bước vào quá trình đàm phán kéo dài 2 tuần tại Le Bourget. Mục đích lớn nhất của hội nghị là đi tới một thỏa thuận toàn cầu có hiệu lực từ năm 2020 nhằm giới hạn nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 20C vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ tiền công nghiệp (1850 - 1900). Đây là một nhiệm vụ đầy khó khăn vì nếu vẫn giữ xu hướng như hiện nay, nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng lên 30C, thậm chí là 40C. 
2
Triển lãm về Biến đổi khí hậu tại Pháp trước thềm COP21. Ảnh: Reuters 
Trước khi diễn ra COP21, các quốc gia đã phải nộp Báo cáo “Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định” (INDC) cho Ban Thư ký Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu - văn bản được xem như tuyên bố chính thức của các quốc gia, thể hiện cam kết pháp lý trong việc cắt giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn sau năm 2020. Không giống như Nghị định thư Kyoto 1997 chỉ đặt mục tiêu cho các nước công nghiệp, năm nay tất cả các nước đều phải đưa ra cam kết đóng góp của mình.
Dựa trên 150 báo cáo INDC đã trình nộp (Liên minh châu Âu đại diện cho 28 quốc gia nộp chung một báo cáo), Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, việc cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính có thể chỉ đạt được khả năng duy trì nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên khoảng 2,70C thay cho mục tiêu 20C. 
Cụ thể, theo các cam kết trong INDC, khí thải toàn cầu hàng năm sẽ tăng từ khoảng 50 tỷ tấn lên 53 - 57 tỷ tấn vào năm 2025 và 55 - 59 tỷ tấn vào năm 2030 trong khi để giữ mức tăng dưới 20C thì lượng khí thải năm 2030 phải duy trì ở mức khoảng 40 tỷ tấn. Bởi vậy, các quốc gia tham dự COP21 sẽ phải nỗ lực rất nhiều để có thể đạt tới một cam kết cao hơn, mạnh mẽ hơn trên cơ sở các bằng chứng khoa học mới. Ngoài vấn đề lượng khí thải phát ra để giới hạn nhiệt độ trái đất tăng không quá 20C, vấn đề tài chính để hỗ trợ các nước chậm phát triển giảm khí thải dự kiến cũng sẽ được tranh luận gay gắt tại COP21. 
3
Người dân Paris vẽ khẩu hiệu hưởng ứng COP21. Ảnh: Ecologist
Theo thỏa thuận đã đạt được tại COP20 ở Peru hồi năm ngoái, các nước giàu sẽ phải hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển với mức 100 tỷ USD mỗi năm kể từ năm 2020 để kiềm chế lượng phát thải khí nhà kính và thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu. Số tiền này sẽ cho phép các nước đang phát triển đi tắt đón đầu các giai đoạn của sự tăng trưởng kinh tế, để vừa thực hiện các cam kết, vừa thực hiện mục tiêu phát triển và xóa đói giảm nghèo. Với tư cách là nước chủ nhà của COP21, Pháp cũng đã từng khẳng định rằng, việc cam kết đủ 100 tỷ USD là một điều kiện quyết định cho thành công của hội nghị năm nay. Thế nhưng đến nay, mức cam kết đóng góp của các nước giàu cũng chỉ hơn 75 tỷ USD. 
Ràng buộc pháp lý hay cam kết ngoại giao? 
Việc hội nghị COP21 có đạt được mục tiêu “20C và 100 tỷ USD” hay không sẽ cần chờ đợi sau 2 tuần nữa, sau những phiên thảo luận được dự kiến sẽ hết sức căng thẳng. Tuy nhiên, một vấn đề nữa được rất nhiều người quan tâm là tính ràng buộc của những thỏa thuận - ở bất kỳ mức độ nào - đạt được tại hội nghị lần này. Một thỏa thuận đạt được tại COP21 sẽ đánh dấu bước tiến lịch sử sau gần 20 năm đàm phán về chống biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Liên Hợp quốc. 
4
Cứu trái đất khỏi tình trạng nước biển dâng. Ảnh: Sputnik
Tuy nhiên, bản thỏa thuận này không phải là một hiệp ước, vì vậy sẽ không có ràng buộc pháp lý về việc giảm phát thải khí nhà kính như trường hợp của Nghị định thư Kyoto năm 1997. Bởi vậy, cộng đồng quốc tế hy vọng rằng, với nhận thức về tính cấp thiết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu - một cuộc chiến khốc liệt không kém cuộc chiến chống khủng bố, những thỏa thuận tại COP21 lần này sẽ không chỉ mang tính ngoại giao, mà đi cùng nó sẽ là những quyết tâm thực sự, những giải pháp thực sự của tất cả các quốc gia. 
Thúy Ngọc

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.