Cuộc chiến chip bán dẫn giữa Mỹ và Trung Quốc đã đến đỉnh điểm?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Mỹ đã đưa ra các lệnh trừng phạt nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các chất bán dẫn tiên tiến nhất cũng như thiết bị và nhân tài cần thiết để sản xuất chúng trong những tháng gần đây, với lý do an ninh quốc gia.

Cuộc chiến chip bán dẫn giữa Mỹ và Trung Quốc dường như không có hồi kết. Bất chấp đại dịch COVID-19 làm gián đoạn nguồn cung chip bán dẫn trên toàn cầu trong 3 năm qua, ngành công nghiệp này đang dần phục hồi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chip bán dẫn.

Không thể phủ nhận rằng Trung Quốc là một tay chơi toàn cầu trong ngành công nghiệp chip bán dẫn và Mỹ vẫn sản xuất rất nhiều sản phẩm của mình tại Trung Quốc. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt đang diễn ra do Mỹ áp đặt đối với Trung Quốc hiện đang đạt đến đỉnh điểm đối với ngành công nghiệp này.

Mỹ đã có động thái ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các chất bán dẫn tiên tiến nhất cũng như thiết bị và nhân tài cần thiết để sản xuất chúng trong những tháng gần đây, với lý do an ninh quốc gia.

Trung Quốc đã bác bỏ những lo ngại đó, cáo buộc Mỹ là “khủng bố công nghệ” và cản trở tăng trưởng kinh tế của nước này một cách không công bằng. Đồng thời đã tìm cách chống lại các biện pháp ngăn chặn do chính phủ Mỹ đưa ra.

Tại sao chip bán dẫn lại quan trọng?

Vi mạch điện tử là huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0: những tấm silicon nhỏ xíu được tìm thấy trong tất cả các loại thiết bị điện tử ngày nay từ bóng đèn LED và máy giặt cho đến ô tô và điện thoại thông minh.Chúng cũng rất quan trọng đối với các dịch vụ cốt lõi như chăm sóc sức khỏe, an ninh trật tự và các tiện ích.

Theo báo cáo của công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey (Mỹ) công bố năm ngoái cho thấy, trên toàn cầu, chất bán dẫn được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp trị giá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Không nơi nào thể hiện bản chất thiết yếu của chúng rõ ràng hơn ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, vốn chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp chip bán dẫn nước ngoài ổn định cho các cơ sở sản xuất điện tử khổng lồ của mình.

Vào năm 2021, Trung Quốc đã nhập khẩu chất bán dẫn trị giá 430 tỷ USD, nhiều hơn cả số tiền họ chi cho dầu mỏ.

Tại sao lại nhắm vào Trung Quốc?

Ngoài các sản phẩm như điện thoại iPhone, xe điện Teslas và máy chơi game PlayStations thì những con chip bán dẫn mạnh mẽ nhất cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), các loại vũ khí tiên tiến bao gồm tên lửa siêu thanh và máy bay chiến đấu tàng hình.

Chính quyền Washington đã áp đặt một loạt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip bán dẫn cũng như các thiết bị dùng để sản xuất chip bán dẫn vào năm ngoái nhằm ngăn chặn “các công nghệ nhạy cảm với các ứng dụng quân sự” bị các lực lượng vũ trang của Trung Quốc cũng như các cơ quan tình báo và an ninh của nước này mua lại.

Vào tháng 3 năm nay, chính phủ Hà Lan cũng đã áp đặt các biện pháp kiểm soát đối với việc bán các thiết bị dùng để sản xuất chip bán dẫn ra nước ngoài để ngăn chặn việc sử dụng cho mục đích quân sự với lý do an ninh quốc gia.

Cùng với Hà Lan, Nhật Bản cũng đã công bố các biện pháp tương tự nhằm ngăn chặn việc sử dụng các loại chip bán dẫn tiên tiến cho mục đích quân sự.

Mặc dù, Hà Lan, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ không nêu cụ thể tên Trung Quốc nhưng những hạn chế của họ đã khiến chính quyền Bắc Kinh tức giận.

Các hạn chế nhắm vào các chip bán dẫn và công nghệ sản xuất chip tiên tiến nhất có thể được sử dụng cho siêu máy tính, thiết bị quân sự cao cấp, phát triển AI và các ứng dụng khác.

Tại sao Trung Quốc lo ngại?

Việc sản xuất chip bán dẫn cực kỳ phức tạp và thường mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu và phát triển. Trong khi đó, nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất chip bán dẫn tiên tiến phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ và các thiết bị hiện đại đến từ Nhật Bản và Hà Lan.

Điều này đã mang lại cho bộ ba Mỹ - Nhật –Hà Lan một tầm ảnh hưởng lớn đối với ngành công nghiệp chip bán dẫn toàn cầu.

Chris Miller, tác giả cuốn sách “Cuộc chiến chip: Cuộc chiến giành công nghệ quan trọng nhất thế giới” cho rằng: “Trung Quốc sẽ mất nhiều năm để phát triển các giải pháp nhằm thay thế cho các công nghệ mà nước này đang mất khả năng tiếp cận. Nếu dễ thì các công ty Trung Quốc đã làm rồi”.

Đã có những biện pháp trừng phạt như thế nào đối với Trung Quốc?

Các công ty sản xuất chip bán dẫn Trung Quốc đã dự trữ linh kiện và máy móc trước lệnh kiểm soát xuất khẩu của Mỹ vào tháng 10 năm ngoái để giảm bớt tác động. Nhưng một công ty sản xuất chip lớn nói với tờ AFP rằng một khi hết hàng tồn kho hoặc cần sửa chữa, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ sẽ bắt đầu phát huy tác dụng.

Một số công ty công nghệ Trung Quốc đã không thể đảm bảo quyền tiếp cận chip bán dẫn, điều này dẫn đến mất các hợp đồng béo bở từ nước ngoài, buộc họ phải cắt giảm việc làm và đóng băng các kế hoạch mở rộng.

Các biện pháp hạn chế của Mỹ, Hà Lan và Nhật Bản đã ảnh hưởng trực tiếp đến một số nhà sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc, bao gồm cả nhà sản xuất chip bán dẫn hàng đầu Trung Quốc Yangtze Memory Technologies (YMTC).

Bên cạnh đó, các biện pháp trừng phạt này cũng đã làm cạn kiệt nguồn tài năng trong lĩnh vực bán dẫn của Trung Quốc. Một cuộc khảo sát gần đây về nguồn nhân lực của các công ty chip bán dẫn Trung Quốc cho thấy, họ cần khoảng 800.000 lao động trong lĩnh vực chip bán dẫn từ nước ngoài vào năm 2024.

Trung Quốc đã phản ứng như thế nào?

Trước các biện pháp trừng phạt của chính quyền Washington và các nước đồng minh, chính quyền Bắc Kinh đã phản ứng với sự tức giận và thách thức, thề sẽ tăng tốc nỗ lực để trở nên tự chủ về chất bán dẫn.

Để vượt qua lệnh trừng phạt của Mỹ, hai nhà nghiên cứu chất bán dẫn hàng đầu tại Học viện Khoa học Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch chi tiết vào tháng 2 vừa qua, trong đó đã đề xuất với chính phủ Trung Quốc nên đầu tư hiệu quả hơn vào nguồn nhân lực tài năng chất lượng cao cũng như nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực bán dẫn.

Một trong những công ty được hưởng lợi lớn nhất từ lệnh trừng phạt của Mỹ là công ty sản xuất bán dẫn YMTC. Hồ sơ của công ty cho thấy, họ đã nhận được khoản hỗ trợ lên tới 7,1 tỷ USD kể từ khi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới của Mỹ có hiệu lực.

Đầu tư nhiều hơn có phải là câu trả lời cho Trung Quốc?

Hàng chục tỷ USD mà Trung Quốc đã bơm vào cho ngành công nghiệp bán dẫn trong nước vẫn chưa mang lại nhiều kết quả. Trung Quốc đã đặt mục tiêu đạt 70% khả năng tự cung cấp chip bán dẫn vào năm 2025, nhưng một số chuyên gia tư vấn ước tính nước này hiện chỉ đáp ứng dưới 20% nhu cầu.

John Lee, Giám đốc công ty tư vấn East-West Futures, cho biết: “Trung Quốc không có lựa chọn nào tốt, ngoại trừ việc tăng gấp đôi hỗ trợ của nhà nước cho ngành công nghiệp bán dẫn”.

Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu tự cung tự cấp chip bán dẫn nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn trước những hạn chế của Mỹ và các nước đồng minh.

Trong khi đó, đồng sáng lập tập đoàn công nghệ nổi tiếng Microsoft, tỷ phú Bill Gates cho rằng: “Tôi không nghĩ rằng Mỹ sẽ thành công trong việc ngăn chặn Trung Quốc sở hữu những con chip bán dẫn tiên tiến. Nhưng chúng tôi sẽ buộc họ phải dành thời gian và rất nhiều tiền để làm được điều đó”.

(Theo https://techwireasia.com/2023/04/is-the-chips-war-between-us-and-china-reaching-tipping-point/)

tin mới

10 quốc gia dẫn đầu về nghiên cứu và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo

10 quốc gia dẫn đầu về nghiên cứu và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo

(Baonghean.vn) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển với tốc độ chóng mặt, thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và tương tác với thế giới xung quanh. Các quốc gia trên toàn cầu đang đổ nguồn lực vào nghiên cứu và phát triển AI, với mục tiêu trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực này.

10 người phụ nữ thành công trong lĩnh vực công nghệ

10 người phụ nữ thành công trong lĩnh vực công nghệ

(Baonghean.vn) - Lĩnh vực công nghệ từ lâu được xem là sân chơi của nam giới, với những định kiến về sự phức tạp, khô khan và đòi hỏi tư duy logic mạnh mẽ. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngày càng có nhiều phụ nữ tài năng xuất hiện và khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực này.

TikTok đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ

TikTok đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ

(Baonghean.vn) - Một nhóm các nhà lập pháp thuộc lưỡng đảng Mỹ đã đưa ra dự luật vào ngày 5/3 vừa qua, yêu cầu ByteDance của Trung Quốc phải bán ứng dụng video ngắn TikTok trong vòng 6 tháng nếu không muốn bị cấm tại Mỹ.

4 chiến lược cốt yếu giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng

4 chiến lược cốt yếu giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng

(Baonghean.vn) - Ngày nay, tội phạm mạng không ngừng dùng các thủ đoạn tinh vi để tấn công dữ liệu nhạy cảm của các doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng các chiến lược để bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Google ra mắt tính năng tìm kiếm mới bằng cử chỉ cho người dùng Android

Google ra mắt tính năng tìm kiếm mới bằng cử chỉ cho người dùng Android

(Baonghean.vn) - Theo công bố của gã khổng lồ tìm kiếm Google, công ty sẽ ra mắt tính năng “Circle to Search” từ ngày 31/1 tới trên một số điện thoại thông minh Android cao cấp, cho phép người dùng trên toàn cầu dùng cử chỉ để tìm kiếm thông tin nhanh chóng mà không cần phải rời khỏi ứng dụng.

Chuyên gia tiết lộ cách nhận biết một trang web hoặc ứng dụng đang theo dõi bạn

Chuyên gia tiết lộ cách nhận biết một trang web hoặc ứng dụng đang theo dõi bạn

(Baonghean.vn) -Trong thời đại công nghệ số, việc sử dụng các trang web và ứng dụng trực tuyến là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, các trang web và ứng dụng này cũng có thể thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân của bạn mà bạn không hề hay biết.

Hội Phụ nữ Nghệ An phát động Cuộc thi 'Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt hội'

Hội Phụ nữ Nghệ An phát động Cuộc thi 'Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt hội'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức cuộc thi nhằm thực hiện chủ trương của Trung ương và chủ đề năm 2024 về “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hội", thực hiện khâu đột phá “Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động hội” của Hội Phụ nữ Nghệ An giai đoạn 2023 - 2027.