Cứu di sản Hán - Nôm bằng 'số hóa'

(Baonghean) - Là mảnh đất phên dậu của đất nước, trong suốt chiều dài lịch sử, từ thế hệ này qua thế hệ khác, Nghệ An đều có những anh hùng hào kiệt và danh nhân văn hóa; họ đã để lại cho đời sau một kho tàng di sản văn hóa độc đáo, trong đó, có rất nhiều tư liệu Hán - Nôm.

Nhiều tư liệu quý bị hư hỏng

Theo ông Phan Văn Hùng - Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Nghệ An, di sản Hán - Nôm ở Nghệ An rất phong phú và đa dạng từ hình thức thể hiện đến nội dung như: Sắc phong thần, sắc chỉ, bằng cấp, lệnh chỉ, gia phả, điền bạ, sách thuốc quý hiếm, văn chúc thọ, đơn từ, văn tế, tờ lục, tờ sai, mộc bản, câu đối… 

Trong số những tư liệu trên, đáng chú ý nhất là các sắc phong của các triều đại phong kiến hiện đang lưu giữ tại một số di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh như: Nhà thờ họ Phan Vân (Bắc Thành, Yên Thành), đền Linh Kiếm (Thuận Sơn, Đô Lương), nhà thờ họ Đinh (Hưng Trung, Hưng Nguyên), đền thờ Thái Bảo Nguyễn Kế Sài, đền thờ Nguyễn Xí cùng các nhà thờ họ Nguyễn Đình (Nghi Hợp, Nghi Lộc), đền Quả Sơn (Bồi Sơn, Đô Lương), nhà thờ họ Đặng (Lam Sơn, Đô Lương)...

Tài liệu cổ Hán - Nôm được xử lý số hóa trên máy scan.
Tài liệu cổ Hán - Nôm được xử lý số hóa trên máy scan.

Những tư liệu Hán - Nôm nằm rải rác trong chùa, nhà thờ họ, đình làng, cộng đồng dân cư và được xem là nguồn sử liệu hết sức quan trọng, quý giá, chứa đựng những giá trị lịch sử, nhân văn to lớn, góp phần minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển lịch sử lâu dài của quê hương.

Thế nhưng, hiện nay di sản Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh đang đứng trước nhiều thách thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị. Phần lớn di sản Hán - Nôm được thể hiện trên chất liệu hữu cơ như: giấy dó, gỗ, vải, lụa, lá cây… lại tồn tại trong thời gian cả trăm năm, nên hiện nay rất nhiều tài liệu bị mục nát, nội dung tài liệu vì thế cũng mất đi.

Bà Nguyễn Thị Tú Anh - Giám đốc Thư viện tỉnh: “Hán - Nôm là những cổ vật có giá trị đặc biệt trong hệ thống các di sản văn hóa, trong đó, sắc phong là một cổ vật có giá trị độc bản. Qua các sắc phong, người ta có thể biết thông tin về hệ thống hành chính với những địa danh và đơn vị hành chính cụ thể. Sắc phong ở Nghệ An hiện có trên dưới 2.000 bản, nhưng chủ yếu được viết trên giấy bản nên nguy cơ hư hỏng, mất mát là rất lớn, cần có sự vào cuộc quyết liệt của ngành Văn hóa nhằm “cứu” nguồn di sản quý này”.

Các tư liệu Hán - Nôm nằm trong dân được bảo quản chủ yếu bằng kinh nghiệm truyền thống, thường là cuộn tài liệu rồi đưa lên gác bếp hoặc cho vào hộp, hàng năm bỏ ra phơi 1-2 lần khiến tư liệu quý hiếm bị hỏng nghiêm trọng, không còn khả năng phục hồi. Một số tài liệu Hán - Nôm hiện nay còn tương đối nguyên vẹn nhưng được bảo quản thiếu khoa học cũng đang xuống cấp.

Cùng với đó, số người đọc được tài liệu cổ Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh hạn chế, khiến rất nhiều nguồn tư liệu Hán - Nôm chưa được khai thác một cách hiệu quả. Số còn lại biết, có thể đọc, dịch Hán - Nôm nhưng thiếu kiến thức chuyên môn, dẫn đến tình trạng chuyển tải sai nội dung, làm cho nhiều người không hiểu rõ các giá trị của nguồn tư liệu.

Hàng vạn trang Hán - Nôm được số hóa

Nhằm góp phần gìn giữ di sản Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh, từ năm 2015, Ban Quản lý di tích, danh thắng tỉnh Nghệ An đã phối hợp cùng Thư viện Khoa học tổng hợp TP. Hồ Chí Minh tiến hành triển khai thực hiện chương trình số hóa Hán - Nôm tại 6 huyện: Nam Đàn, Thanh Chương, Yên Thành, Đô Lương, Quỳnh Lưu và Nghi Lộc. Việc số hóa các tư liệu lịch sử cổ là cơ sở bước đầu để các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về các tư liệu văn tự Hán - Nôm cổ… được lưu giữ qua các triều đại phong kiến trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 

Nâng niu hộp đựng sắc phong của dòng họ trên tay, ông Thái Hữu Thuyên - đại diện Hội đồng gia tộc họ Thái Hữu hào hứng cho biết: “Qua thông báo của chính quyền địa phương, tôi được biết có đoàn công tác tìm hiểu, dịch thuật, số hóa tài liệu Hán - Nôm nên đại diện cho dòng tộc, tôi mang sắc phong để cán bộ trong đoàn dịch giúp. Tôi mong muốn những giá trị tốt đẹp trong lệnh chỉ được truyền cho thế hệ con cháu”.

Xử lý số hóa tại di tích
Xử lý số hóa tại di tích

Được biết, để thực hiện công tác số hóa tài liệu Hán - Nôm cần sự tỉ mỉ và chi tiết. Sau khi ghi nhận, đánh giá tình trạng hiện tại của tài liệu, các chuyên gia thực hiện làm sạch, làm phẳng tài liệu, sắp xếp theo đúng thứ tự trang, tài liệu, sau đó tiến hành sử dụng máy scan chuyên dụng, hoặc máy chụp hình kỹ thuật số chất lượng cao để số hóa tài liệu theo từng trang tài liệu và sử dụng phần mềm đồ họa để xử lý file ảnh chụp được.

Bước tiếp theo là dịch tóm tắt từng tài liệu, sau đó xử lý và phân loại thành các tập tin quản lý bằng phần mềm chuyên dụng; tổ chức lưu trữ theo dạng bộ sưu tập của từng đơn vị sở hữu như đền, chùa hay nhà thờ. Sau khi xử lý phân loại các tài liệu số hóa sẽ được xử lý, dịch tóm tắt được in ra sao đĩa CD. 

Bà Trần Thị Mỹ Hạnh - Trưởng ban Quản lý di tích, danh thắng tỉnh cho biết: “Có thể nói, hiệu quả chương trình “số hóa” tài liệu Hán - Nôm đem lại rất lớn và được đông đảo nhân dân đồng tình. Trong quá trình thực hiện số hóa, chúng tôi gặp khá nhiều thuận lợi, tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa của việc số hóa tư liệu Hán – Nôm nên nhiều cá nhân đang lưu giữ sắc phong, sách thuốc… của dòng họ vì sợ mất bản quyền nên không cho cán bộ số hóa tiếp cận sao chụp và dịch tư liệu của họ.

Ngoài ra, một số dòng họ đã mang số di sản đó đi lưu giữ ở xa quê nên quá trình số hóa vẫn còn khó khăn. Thời gian tới, Thư viện tỉnh kiến nghị với tỉnh nhân rộng, triển khai chương trình “số hóa” tài liệu Hán - Nôm đến các huyện còn lại, vì việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa  Hán - Nôm mà ông cha để lại là vấn đề mang tính cấp thiết.

Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn các cấp, các ngành quan tâm, tham gia tích cực hơn trong công tác tuyên truyền để các tổ quản lý di tích - danh thắng, các dòng họ và các cá nhân, tổ chức tham gia đầy đủ hơn, góp phần gìn giữ, bảo quản tốt nguồn tư liệu văn tự Hán – Nôm cổ của tỉnh nhà”.

Qua 2 năm số hóa tài liệu Hán - Nôm tại 6 huyện: Nam Đàn, Thanh Chương, Yên Thành, Đô Lương, Quỳnh Lưu và Nghi Lộc, đã số hóa ở 112 làng, xã, 397 họ tộc của 6 huyện với tổng số 34.276 trang Hán - Nôm được số hóa và lưu trữ, trong đó có 1.117 sắc phong, 297 gia phả dòng họ, 100 văn tế, 234 bằng cấp. 

Phạm Thịnh

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.