Bảo tồn di sản Hán Nôm: Gìn giữ cho muôn đời sau

(Baonghean) Di sản Hán Nôm là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hoá của cộng đồng, biểu hiện những tinh hoa văn hóa vật thể và phi vật thể, là nét riêng độc đáo của vùng đất Nghệ An từ xưa đến nay. Tuy nhiên, theo thời gian, khối tài liệu này đang đứng trước nguy cơ thất thoát, mai một. Vấn đề bảo tồn phát huy di sản Hán Nôm đang được nhiều người quan tâm…

Phủi bụi tìm vàng

Một ngày đầu năm mới chúng tôi tìm đến nhà thầy giáo Thái Huy Bích - Chủ tịch Hội Cựu giáo chức huyện Hưng Nguyên,  người khởi xướng đề án sưu tầm di sản Hán Nôm trên địa bàn huyện. Nhấp chén trà ấm nóng đầu Xuân, thầy giáo về hưu và người bạn có chung niềm đam mê với kho tàng di sản Hán Nôm - ông Nguyễn Đình Vân, nguyên cán bộ kỹ thuật của Công ty gạch ngói Hưng Nguyên (từng có thời gian học ở Trung Quốc) có mặt hôm đó hào hứng kể… Công việc sưu tầm bắt đầu từ khoảng đầu tháng 9 năm 2009, với mục tiêu chính là phát hiện, chụp ảnh, dịch nghĩa các di sản Hán Nôm đang nằm rải rác ở các di tích, nhà thờ họ, hộ gia đình, bao gồm: văn bia, sắc phong, bằng cấp, câu đối, đại tự, gia phả, bài vị, sách.

                 Bia chùa Phúc Quang xã Hưng Khánh huyện Hưng Nguyên.

Hành trình tìm về nguồn cội không hề đơn giản, bởi các di sản nằm rải rác trong dân ở khắp các xã. Hàng năm thầy giáo Thái Huy Bích cùng các đồng nghiệp trong Hội Cựu giáo chức rong ruổi đi hết 250 xóm, vào từng nhà thờ họ thuộc các xã trong huyện, hễ nghe ở đâu có di sản Hán Nôm là tìm đến. Xót nhất là có những văn bia tìm được trong bụi rậm, hoặc bị gia chủ đem ra làm bàn giặt, làm cầu ao có những sắc phong mục nát không ai quan tâm. Thế nhưng, cũng có những khi gặp trường hợp gia chủ coi di sản hán Nôm là “bảo vật truyền đời” cất giữ  cẩn thận, rất khó tiếp cận nếu không tạo được lòng tin  như  sắc phong của dòng họ Ngô ở xã Hưng Phú, được giao cho 3 người giữ 3 chìa khóa cửa trong, cửa ngoài và hòm sắc. Khi mở sắc phải có sự có mặt của 4 người gồm tộc trưởng và 3 người giữ khóa… Tìm được đã khó, công đoạn dịch nghĩa còn khó hơn, có những văn bia chữ mờ, sắc phong, câu đối bảo quản không tốt, bị mối mọt làm hư hỏng phải mất cả tháng mới chắp nối, luận ra.

Việc làm đầy ý nghĩa của Hội Cựu giáo chức Hưng Nguyên đã phát hiện ra được nhiều vấn đề bổ sung về lịch sử như: Năm ra đời và quy mô phủ Hưng Nguyên ở vùng Hải Đô, Nguyệt Tĩnh; sắc phong thần Lê Khôi ở đền làng Xuân An xưa; phát hiện các sắc phong thần ở đền Xuân Hòa; đền Hai Voi và nhiều đền khác; hay qua khai thác bia Đình làng Trung Kiên cho thấy vào thế kỷ 17 ở vùng đất Hưng Nguyên đã có một làng nghề đóng thuyền nổi tiếng cả nước đóng thuyền rồng cho vua… Bên cạnh đó, cũng nhờ việc sưu tầm, dịch nghĩa sắc phong, gia phả đã giúp nhiều dòng họ tìm ra nguồn gốc, xuất thân của mình.

Chế phong chức cho quan đại thần thời vua Minh Mệnh của dòng họ Ngô ở xã Hưng Phú (Hưng Nguyên)

Công tác sưu tầm được tiến hành bài bản, công phu:  từ việc chụp ảnh, phân loại,  đến khâu dịch nghĩa, in sao… Tư liệu tìm được ở địa phương nào, các thầy giáo chú thích cẩn thận và lập theo từng file trong máy tính. Trong hội thảo nghiệm thu kết quả sau 2 năm thực hiện, lãnh đạo huyện Hưng Nguyên cũng như CLB Hán Nôm tỉnh đều ghi nhận, đánh giá cao đề án này. Từ thành công đó, phòng Văn hóa - Thông tin huyện đã đăng ký đề tài khoa học cấp huyện “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán Nôm ở huyện Hưng Nguyên”. Đề án được tỉnh phê duyệt. Sau 3 năm sưu tầm và nghiên cứu (kể cả thời gian thực hiện đề án và đề tài khoa học), đến nay, Hội Cựu giáo chức Hưng Nguyên đã sưu tầm, dịch 22 văn bia; 361 sắc phong, 90 bằng cấp, 3 liễn, 149 hoành phi, 454 câu đối, 183 bài vị, 190 cuốn sách, 70 gia phả… Đã phát hiện hàng chục gia đình đang giữ nhiều tư liệu quý. Trong đó, có một gia đình ở xã Hưng Long giữ gần 100 cuốn sách y học cổ, hay có gia đình ở cạnh bờ sông Lam đang cất giữ 43 sắc phong thần của nhiều làng trong xã. Giai đoạn sưu tầm di sản Hán Nôm cơ bản hoàn tất, Ban chủ nhiệm tiếp tục nghiên cứu, đánh giá các di sản để viết thành 8 chuyên đề, hiện nay đã hoàn tất 3 chuyên đề là văn bia, lý luận, sắc phong.

Áp dụng công nghệ số

Nói về bảo tồn, lưu giữ, phát huy giá trị di sản Hán Nôm tỉnh nhà không thể không nhắc tới vai trò của CLB Hán Nôm tỉnh Nghệ An (trực thuộc Thư viện tỉnh Nghệ An) được thành lập năm 2004…

Hiện tại, Thư viện Nghệ An đang lưu giữ trên 300 cuốn sách Hán Nôm, hàng vạn tư liệu, gia phả, thần tích (tích của các vị thần được thờ), nội dung của 1.700 sắc phong, câu đối xứ Nghệ, văn bia ở Nghệ An... Đặc biệt, Bộ tổng tập Thác bản văn bia Việt Nam gồm 26 tập, của Viện Viễn Đông bác cổ Pháp trao tặng cho Thư viện Nghệ An lưu giữ. Ngoài ra, còn có 2 bộ mộc bản (gồm 50 tấm ván gỗ từ cây thị xẻ ra và khắc chữ lên) tiêu đề “Trần Đại Vương chính Kinh” và “ Tứ sinh thuyền chân Kinh”. Đây là bộ Kinh chữ Hán quý hiếm thời Nguyễn và thời Duy Tân do cụ Trần Hiêng (80 tuổi) ở xã Công Thành, huyện Yên Thành hiến tặng. Thực tế, thời gian qua, công tác  bảo tồn các di sản trí tuệ này gặp không ít khó khăn. Với các tư liệu khắc trên đá, do tác động của thời gian, mưa nắng ngày một phai mòn. Với các tư liệu viết trên giấy thì bị khí hậu, mối mọt đe doạ. Rồi chưa kể ý thức giữ gìn của con người không phải ở đâu, chỗ nào cũng cẩn trọng được. Hiện nay, nguồn tư liệu trong dân rất nhiều nhưng được bảo quản chủ yếu bằng kinh nghiệm truyền thống, thường là cuộn tài liệu rồi đưa lên gác bếp hoặc cho vào hộp, hằng năm bỏ ra phơi 1-2 lần.

Mặt khác, không phải ai cũng có thể đọc, dịch, hiểu hết được ngữ nghĩa của chữ Hán, chữ Nôm. Người biết, giỏi chữ Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Xác định, trong bối cảnh phát triển và hội nhập hiện nay, việc bảo tồn đi đôi với nghiên cứu, khai thác, phát huy giá trị của những di sản Hán Nôm có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Bên cạnh việc đẩy mạnh tiến trình sưu tầm, bảo quản,  tỉnh ta đã đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng Thư viện điện tử số để bảo tồn lâu dài bằng công nghệ thông tin qua tư liệu hoá, số hoá các tài liệu quý hiếm. Thay bằng việc phải chép tay các tài liệu Hán Nôm như trước kia, bây giờ các bản gốc được sao chụp lại y nguyên và lưu giữ trong máy tính. Đây là cách bảo quản và lưu giữ tiên tiến, hiện đại và tiện lợi cho việc nghiên cứu, trao đổi. Bắt đầu  từ giữa tháng 11/2012, Thư viện tỉnh Nghệ An áp dụng công nghệ số để bảo tồn di sản Hán Nôm. Thư viện tỉnh sẽ sưu tầm, sao chụp, số hóa hàng vạn tư liệu Hán Nôm, hình thành ngân hàng dữ liệu Hán Nôm phục vụ bạn đọc và công tác nghiên cứu lâu dài.

Ông Đào Tam Tỉnh – Giám đốc Thư viện tỉnh, chủ nhiệm CLB Hán Nôm tỉnh Nghệ An, cho rằng để phát huy di sản Hán Nôm, tỉnh cần có chính sách đào tạo, khuyến khích những người làm công tác quản lý, nghiên cứu, sưu tầm văn hoá Hán Nôm, nhất là thế hệ trẻ!.

Khánh Ly

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.