Đại lễ Phật đản ở Nghệ An diễn ra trang trọng, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch

(Baonghean.vn) - Diễn ra giữa những ngày đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đại lễ Phật đản ở Nghệ An được tổ chức trang trọng và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong việc phòng chống dịch Covid -19, thông bạch của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông báo của BTS GHPGVN tỉnh về việc tổ chức đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 - dương lịch 2021, các chùa, cơ sở tự viện trong tỉnh tổ chức lễ Phật đản trang nghiêm, tôn kính theo nghi thức truyền thống, không tập trung đông người. So với mùa Phật đản năm trước, đại lễ năm nay, các chùa và bà con phật tử chăm chút hơn trong việc trang hoàng cảnh quan và không gian thờ tự. Trong ảnh: Phật tử trang trí mừng lễ Phật đản tại chùa Đức Hậu. Ảnh: ĐH ảnh 1
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong việc phòng chống dịch Covid -19, thông bạch của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông báo của BTS GHPGVN tỉnh về việc tổ chức đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 - dương lịch 2021, các chùa, cơ sở tự viện trong tỉnh tổ chức lễ Phật đản trang nghiêm, tôn kính theo nghi thức truyền thống, không tập trung đông người. So với mùa Phật đản năm trước, đại lễ năm nay, các chùa và bà con phật tử chăm chút hơn trong việc trang hoàng cảnh quan và không gian thờ tự. Trong ảnh: Phật tử trang trí mừng lễ Phật đản tại chùa Đức Hậu. Ảnh: ĐH
Nhiều bàn thờ Phật đản ở chùa được thiết kế công phu, ấn tượng. Trong ảnh: Bàn thờ Phật đản tại chùa Hà (Nam Đàn), chùa Long Hoa (Hưng Nguyên), chùa Vĩnh Phúc (Nam Đàn)...Ảnh: Huy Thư ảnh 2
Nhiều bàn thờ Phật đản ở chùa được thiết kế công phu, ấn tượng. Trong ảnh: Bàn thờ Phật đản tại chùa Hà (Nam Đàn), chùa Long Hoa (Hưng Nguyên), chùa Vĩnh Phúc (Nam Đàn)...Ảnh: Huy Thư
Do tình hình dịch bệnh, đại lễ Phật đản tại các chùa đều tổ chức nội bộ, mang tính gọn nhẹ, không tập trung đông người. Một số hoạt động phật sự được chuyển sang hình thức online. Đại lễ Phật đản của GHPG tỉnh và một số chùa được phát trực tiếp trên mạng xã hội để bà con phật tử theo dõi. Ảnh: Huy Thư ảnh 3
Do tình hình dịch bệnh, đại lễ Phật đản tại các chùa đều tổ chức nội bộ, mang tính gọn nhẹ, không tập trung đông người. Một số hoạt động phật sự được chuyển sang hình thức online. Đại lễ Phật đản của GHPG tỉnh và một số chùa được phát trực tiếp trên mạng xã hội để bà con phật tử theo  dõi. Ảnh: Huy Thư
Phật tử và du khách đến chùa chiêm bái, đảnh lễ đều tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng dịch, như đeo khẩu trang, sát khuẩn, giãn cách... Ảnh: ĐH ảnh 4
Phật tử và du khách đến chùa chiêm bái, đảnh lễ đều tuân thủ nghiêm túc  các biện pháp phòng dịch, như đeo khẩu trang, sát khuẩn, giãn cách... Ảnh: ĐH
Đại đức Thích Tuệ Minh - Trưởng Ban hướng dẫn phật tử, GHPG tỉnh chia sẻ: Tuy đại lễ không tổ chức tập trung, thực hiện các nghi thức đơn giản, nhưng không giảm đi phần trang trọng thể hiện lòng tôn kính đức Phật và ngày lễ tôn vinh sự ra đời của Người. Việc tổ chức đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 theo hướng dẫn của Giáo hội vừa đảm bảo tính trang nghiêm vừa góp phần chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch Covid -19. Trong ảnh: Lễ Phật đản tại chùa Gám (Yên Thành). Ảnh: Huy Thư ảnh 5
Đại đức Thích Tuệ Minh - Trưởng Ban hướng dẫn phật tử, GHPG tỉnh chia sẻ: Tuy đại lễ không tổ chức tập trung, thực hiện các nghi thức đơn giản, nhưng không giảm đi phần trang trọng thể hiện lòng tôn kính đức Phật và ngày lễ tôn vinh sự ra đời của Người. Việc tổ chức đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 theo hướng dẫn của Giáo hội vừa đảm bảo tính trang nghiêm vừa góp phần chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch Covid -19. Trong ảnh: Lễ Phật đản tại chùa Gám (Yên Thành). Ảnh: Huy Thư
Trong đại lễ Phật đản, nghi thức tắm Phật đã trở thành nghi thức truyền thống của Phật giáo được các chư tăng ni và bà con phật tử thực hiện trang nghiêm với tấm lòng thành kính. Đại đức Thích Định Tuệ - Trưởng Ban Phật giáo quốc tế, Giáo hội Phật giáo tỉnh cho biết: Tắm phật là nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm Phật đản sinh, còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến sự thanh tịnh của con người. Ảnh: ĐH ảnh 6
Trong đại lễ Phật đản, nghi thức tắm Phật đã trở thành nghi thức truyền thống của Phật giáo được các chư tăng ni và bà con phật tử thực hiện trang nghiêm với tấm lòng thành kính. Đại đức Thích Định Tuệ - Trưởng Ban Phật giáo quốc tế, Giáo hội Phật giáo tỉnh cho biết: Tắm phật là nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm Phật đản sinh, còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến sự thanh tịnh của con người. Ảnh: ĐH

.

Đại lễ Phật đản ở Nghệ An diễn ra trang trọng, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch ảnh 7
Đại lễ Phật đản ở Nghệ An diễn ra trang trọng, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch ảnh 8
Đại lễ Phật đản ở Nghệ An diễn ra trang trọng, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch ảnh 9
Đến chùa dịp lễ Phật đản, bà con phật tử từ cụ già đến em nhỏ đều mong muốn được thực hiện nghi thức tắm Phật, tự tay múc nước thơm tưới lên tượng Phật. Ảnh: Huy Thư
Dịp đại lễ này, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh đã đón tiếp nhiều đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh, các ban, ngành cấp tỉnh đến chúc mừng nhân ngày lễ Phật đản. Ảnh: PGNA ảnh 10
Dịp đại lễ này, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh đã đón tiếp nhiều đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh, các ban, ngành cấp tỉnh đến chúc mừng nhân ngày lễ Phật đản. Ảnh: PGNA
Đoàn Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, các tăng ni và bà con phật tử trong tỉnh nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565, thể hiện tinh thần đoàn kết tôn giáo trên địa bàn tỉnh với tinh thần tất cả đều vì hạnh phúc của người dân. Ảnh: PGNA ảnh 11
Đoàn Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, các tăng ni và bà con phật tử trong tỉnh nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565, thể hiện tinh thần đoàn kết tôn giáo trên địa bàn tỉnh với tinh thần tất cả đều vì hạnh phúc của người dân. Ảnh: PGNA
Trong niềm hân hoan của đại lễ Phật đản, các chùa trong tỉnh đã vui mừng tiếp đón nhiều đoàn cán bộ cấp huyện, xã.. đến chúc mừng nhân dịp lễ trọng, đồng thời cũng tổ chức một số hoạt động thiện nguyện hướng về những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Những ngày qua, Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 ở Nghệ An đã diễn ra trong không khí long trọng, trang nghiêm, đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch bệnh, để lại niềm hoan hỉ, ấn tượng khó quên cho bà con phật tử và quần chúng nhân dân. Ảnh: Huy Thư ảnh 12
Trong niềm hân hoan của đại lễ Phật đản, các chùa trong tỉnh đã vui mừng tiếp đón nhiều đoàn cán bộ cấp huyện, xã.. đến chúc mừng nhân dịp lễ trọng, đồng thời cũng tổ chức một số hoạt động thiện nguyện hướng về những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Những ngày qua, Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 ở Nghệ An đã diễn ra trong không khí long trọng, trang nghiêm, đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch bệnh, để lại niềm hoan hỉ, ấn tượng khó quên cho bà con phật tử và quần chúng nhân dân. Ảnh: Huy Thư

tin mới

Người Mông

Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày 28/6, đoàn công tác của Ban Tôn giáo Chính phủ do đồng chí Nguyễn Ánh Chức - Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ làm trưởng đoàn có buổi làm việc về hoạt động tín ngưỡng của đồng bào người Mông và những vấn đề trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An chúc mừng Giáo hội Phật giáo tỉnh nhân Đại lễ Phật đản

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An chúc mừng Giáo hội Phật giáo tỉnh nhân Đại lễ Phật đản

(Baonghean.vn) - Chiều 2/6, đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An và các tổ chức thành viên do đồng chí Lê Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh dẫn đầu đến thăm, chúc mừng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh nhân đại lễ Phật đản 2023 (Phật lịch 2567).
Rất đông người dân và du khách dự lễ mít tinh Lễ hội.

Nô nức trẩy hội Đền Đức Hoàng năm 2023

(Baonghean.vn) - Sáng 20/2, huyện Yên Thành đã khai hội đền Đức Hoàng năm 2023. Tham dự buổi lễ có đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo huyện Yên Thành cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Khám phá nét đẹp văn hóa - du lịch tâm linh của Nghệ An

Khám phá nét đẹp văn hóa - du lịch tâm linh của Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với lịch sử khai phá lâu đời và gần 1.000 năm danh xưng, Nghệ An được biết đến là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có nhiều di tích linh thiêng. Đây là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch văn hóa - tâm linh, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa và thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Náo nức Lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu năm 2023

Náo nức Lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu năm 2023

(Baonghean.vn) - Sau 2 năm bị ngắt quãng do đại dịch Covid-19, dịp này đồng bào các dân tộc huyện Kỳ Sơn lại náo nức bước vào Lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu. Đây là dịp tưởng nhớ công ơn các vị thần đã phù hộ, che chở cuộc sống bình yên của bản làng và quảng bá vẻ đẹp đất và người vùng biên cương.
Nghi thức lộn quân.

Đền Quả Sơn khai hội trong mưa lớn

(Baonghean.vn) - Sáng 10/2 (tức 20 tháng Giêng năm Qúy Mão), đền Quả Sơn ở xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương tổ chức khai hội. Mặc dù mưa lớn, lễ hội vẫn thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự.

Năm 2023 cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào đẹp?

Năm 2023 cúng ông Công, ông Táo ngày nào, giờ nào đẹp?

(Baonghean.vn) - Cúng ông Công, ông Táo là phong tục truyền thống ngày Tết của dân tộc ta để tạ lễ năm cũ và cầu chúc cho một năm mới ấm no, hạnh phúc. Vậy năm 2023 cúng ông Công, ông Táo ngày nào, giờ nào đẹp để mang lại nhiều may mắn cho gia chủ?