Dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng?

(Baonghean) - Như đã dự báo, nước Mỹ đã bắt đầu nếm trải những xáo trộn đầu tiên sau những sắc lệnh hành pháp của tân Tổng thống Donald Trump.

Màn “so găng” về pháp lý xung quanh lệnh cấm nhập cảnh với công dân từ 7 nước có đa số người theo Hồi giáo giờ trở thành cuộc đối đầu giữa chính quyền liên bang với các bang, giữa Chính phủ và các nhánh tư pháp. Không loại trừ khả năng đây sẽ là cuộc khủng hoảng Hiến pháp tại nước Mỹ.

Niki Rahmat, sinh viên người Iran của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) bật khóc khi đáp xuống sân bay Logan. Ảnh: Washington Post.
Niki Rahmat, sinh viên người Iran của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) bật khóc khi đáp xuống sân bay Logan. Ảnh: Washington Post.

 Không thể và có thể

Quyền lực hành pháp của Tổng thống Mỹ là rất lớn. Đó là điều không phải bàn cãi. Tổng thống Donald Trump đã ý thức được điều này ngay từ khi ông đưa ra các cam kết tranh cử, và nhất là sau khi bước vào Nhà Trắng.

Đó là lý do mà ông lập kỷ lục khi ký tới 14 sắc lệnh hành pháp ngay trong tuần đầu tiên tiếp quản chức vụ “thuyền trưởng” nước Mỹ hôm 20/1. Nhưng giờ thì “tuần trăng mật” đã qua. Tổng thống Trump bắt đầu hiểu được những giới hạn mà đại diện hành pháp tối cao không thể chạm tới. 

Thẩm phán liên bang Mỹ James Robart ở Seattle, bang Washington, ngày 3/2 ra phán quyết yêu cầu hoãn thi hành trên toàn quốc các điều khoản chính của sắc lệnh cấm nhập cảnh mà Tổng thống Donald Trump ký sau khi nhậm chức. Sắc lệnh này cấm người từ 7 quốc gia Hồi giáo lớn nhập cảnh Mỹ trong 90 ngày và đình chỉ chương trình chấp nhận người tị nạn trong 120 ngày.

Phán quyết được đưa ra sau khi bang Washington và bang Minnesota nộp đơn kiện. Hai bang này cho rằng, sắc lệnh của ông Trump nhắm vào người Hồi giáo, vi phạm quyền hiến định của người nhập cư và gia đình họ. Bất chấp sự kháng cự của bộ máy hành pháp, trong đó có đơn kháng cáo từ Bộ Tư pháp Mỹ, phán quyết này vẫn được Tòa Phúc thẩm tái khẳng định. Một trong những cam kết lớn nhất của Tổng thống Trump vẫn chưa có hiệu lực trở lại. Và ông sẽ còn phải đợi Tòa Phúc thẩm xem xét các thông tin được hai bang Washington và Minnesota bổ sung, cũng như hồ sơ từ Bộ Tư pháp.

Sở dĩ thẩm phán James Robart có thể chặn được sắc lệnh của ông Trump là vì nhà nước Mỹ được thiết kế theo mô hình tam quyền phân lập: Quốc hội nắm quyền lập pháp; Tổng thống nắm quyền hành pháp còn tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới nắm quyền tư pháp. Mục đích của việc phân quyền là tạo nên hệ thống kiểm soát và cân bằng. Mỗi nhánh có thể hạn chế quyền lực của nhánh kia để không một nhánh nào trở nên quá mạnh mẽ, đảm bảo rằng quyền lực giữa ba bên cân bằng. 

Trong trường hợp này, ưu thế mạnh mẽ được cho là thuộc về Tổng thống Trump khi ông có sự hậu thuẫn của cả hai viện Quốc hội, nơi đảng Cộng hòa chiếm đa số. Jon Micheals, giáo sư luật tại Trường Đại học California, Los Angeles, tác giả của cuốn “Sự chia rẽ của quyền lực, tất cả hướng về phía trước” cho rằng, quyền lực của Tổng thống Trump là mạnh mẽ, thể hiện qua việc ông có thể bãi bỏ hầu hết những di sản của người tiền nhiệm Barack Obama mà chưa cần tới Quốc hội.

Nhưng giáo sư Jon Micheals lại không hề bi quan về viễn cảnh quyền lực này sẽ bị lạm dụng và đi quá giới hạn. Đó là bởi ông Trump sẽ phải chiến đấu với bộ máy hành chính và cả hệ thống tư pháp. Khi triển khai bất cứ quyết sách nào của Tổng thống hay pháp luật, “các tổ chức dân sự phải đánh giá xem cơ sở của nó là gì”. Micheals nói. Nếu họ không hoàn thành công việc này, mọi mệnh lệnh ở cấp liên bang đều có thể gặp phải thách thức pháp lý. 

Người biểu tình ủng hộ lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump ở sân bay quốc tế Los Angeles. Ảnh: AP.
Người biểu tình ủng hộ lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump ở sân bay quốc tế Los Angeles. Ảnh: AP.

Cuộc đối đầu sẽ được kiểm soát

Vậy điểm yếu nào khiến sắc lệnh cấm nhập cảnh với người nhập cư từ 7 quốc gia có đa số là người Hồi giáo bị khai thác và trở thành “vật tế thần” ở Tòa án Seattle? Marci Hamilton, chuyên gia luật Hiến pháp và học giả về tôn giáo tại Đại học Pennsylvania nhận định rằng, sự không chắc chắn về nền tảng pháp lý của mệnh lệnh này khiến nó gặp phải nhiều rắc rối.

“Tổng thống Mỹ tin rằng mệnh lệnh mà ông đưa ra nhằm vào người nhập cư từ 7 quốc gia này là để giữ nước Mỹ an toàn khỏi các nguy cơ khủng bố từ nước ngoài”, chuyên gia Macri Hamilton diễn giải trên tờ The Guardian. Thực tế, đây là vấn đề thuộc thẩm quyền của Nhà Trắng. Tuy nhiên, quyền hạn này thông thường chỉ được thực hiện trong những tình trạng khẩn cấp, và ông Trump lại không chứng minh được có mối đe dọa chống lại nước Mỹ từ công dân của 7 quốc gia Hồi giáo bị cấm nhập cảnh.

“Tổng thống có thể gạt sang một bên quy định của Hiến pháp bằng quyền hạn ban bố tình trạng khẩn cấp. Nhưng đó phải là một mối đe dọa thật sự lớn chứ không phải chỉ là dấu hiệu tiềm tàng của một vài người đến từ một số quốc gia", bà Hamilton nói.

Tổng thống Mỹ được khẳng định đã không cung cấp đủ bằng chứng về khủng bố từ những quốc gia này vào nước Mỹ. CIA theo dõi những đối tượng này liên tục, và có hẳn một hệ thống làm việc đó. Và thực tế là ông Trump nên chờ đợi trước khi tìm kiếm mệnh lệnh “tình trạng khẩn cấp”. Và vụ khủng bố ngày 11/9/2011 có thể là ví dụ về một trường hợp khẩn cấp khi người đứng đầu nước Mỹ “có thể đơn phương đóng cửa các sân bay và mọi người không thể nhập cảnh vào Mỹ trong một thời gian”. 

Vậy tiến trình pháp lý qua lại giữa chính quyền và tòa án liệu đã thực sự “bùng nổ” hay chưa? Mọi động thái từ nhánh hành pháp vẫn chủ yếu đến từ các tuyên bố của Tổng thống Trump trên trang Twitter cá nhân. Bộ Tư pháp thực tế đã không nộp bất kỳ văn bản đình chỉ khẩn cấp nào nhắm vào quyết định của Thẩm phán Robart trong ngày 3/2, vì vậy đã làm giảm nguy cơ của cuộc khủng hoảng hiến pháp đang ở ngưỡng bùng nổ.

Cho đến khi Bộ Tư pháp ra văn bản đình chỉ khẩn cấp phán quyết của Thẩm phán Robart thì cánh cửa đến Mỹ lại mở ra đối với những người tị nạn và công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo bị ông Trump "cấm cửa". Tuy nhiên, vấn đề vẫn còn đó bởi nhiều vụ kiện khác liên quan đến lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump đang “đứng đợi”. Bất lợi là theo án lệ hiện nay, việc xem xét sắc lệnh này tại các tòa án liên bang khác sẽ nghiêng về phía bất lợi cho Nhà Trắng.

3. Thượng nghị sỹ bang New Jersey Cory Booker, phát biểu chống lại lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump bên ngoài Tòa án Tối cao. Ảnh: New York Times.
3. Thượng nghị sỹ bang New Jersey Cory Booker, phát biểu chống lại lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump bên ngoài Tòa án Tối cao. Ảnh: New York Times.

Sự thực dụng sẽ quyết định

Thế giới vẫn đang cố tìm hiểu xem liệu Tổng thống Trump sẽ làm gì và không làm gì trên cương vị Tổng tư lệnh của nước Mỹ. Tất cả vẫn chỉ là phỏng đoán. Nhưng một điều khá chắc chắn là ông Trump không cần thiết phải hoàn thành tất cả những việc mà ông đã nêu ra. Ai cũng biết, là một doanh nhân, Tổng thống Trump là một người rất thực dụng và sẵn sàng đảo ngược những lời hứa trong cuộc tranh cử nếu cần thiết.

Ví dụ như: Xem xét các cáo buộc chống bà Hillary Clinton, rút khỏi Hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu. Vậy nên có thể tin rằng sau khi làm mọi thứ để giành được chiến thắng, tỷ phú Trump cũng có thể làm mọi thứ để duy trì quyền lực của mình. Các kết quả thăm dò dư luận sẽ là cơ sở giúp Tổng thống Mỹ điều chỉnh mình. Và chắc chắn, cử tri Mỹ sẽ để tâm nhiều hơn tới việc làm và tăng trưởng kinh tế so với lệnh cấm người Hồi giáo. Ông Trump sẽ còn 4 năm để cân nhắc điều này trước khi cuộc bầu cử năm 2020 thử thách uy tín của mình.

Phan Tùng

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.