Đâu là nơi dễ kinh doanh nhất thế giới?

(Baonghean.vn) - Thành lập 1 doanh nghiệp mới ở New Zealand mất chưa đến 1 ngày, nhưng tại Venezuela sẽ phải mất 230 ngày. Sự khác biệt đáng ngạc nhiên này giúp lý giải tại sao Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá New Zealand là nơi dễ dàng nhất hành tinh để kinh doanh.

New Zealand được đánh gia là nơi dễ kinh doanh nhất thế giới. Ảnh Getty.
New Zealand được đánh gia là nơi dễ kinh doanh nhất thế giới. Ảnh Getty.

Theo báo cáo thường niên của WB, năm nay là lần đầu tiên New Zealand giữ vị trí đầu bảng xếp hạng các quốc gia có môi trường thuận lợi nhất để kinh doanh, “đánh bật” Singapore sau hàng thập kỷ ngự trị ngôi vị số 1.

New Zealand đạt 5/10 chỉ số cao nhất thế giới mà WB dùng để đánh giá, chẳng hạn như thủ tục thành lập doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề về giấy phép xây dựng, đăng ký bất động sản, tín dụng và bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ.

Ngoài ra, quốc gia này cải thiện vị trí của mình còn nhờ vào việc loại bỏ cách thu thuế bằng séc, tạo điều kiện đóng thuế dễ dàng hơn.

Mỹ bị giảm xuống 1 bậc trong bảng xếp hạng này, và hiện xếp vị trí thứ 8.  Nền kinh tế hàng đầu thế giới được đánh giá cao trong lĩnh vực tín dụng và giải quyết các công ty vỡ nợ - nhưng lại bị đánh giá thấp trong tiêu chí “thủ tục thành lập doanh nghiệp”.

Cũng theo báo cáo, Brunei, Kazakhstan và Kenya là những quốc gia cải thiện môi trường kinh doanh nhanh nhất thông qua các chính sách cải cách gần đây của họ.

Cụ thể, trên bảng xếp hạng, đứng sau New Zealand là Singapore, tiếp đó là Đan Mạch, Hong Kong, Hàn Quốc, Na Uy, Vương quốc Anh, Mỹ, Thụy Điển và Macedonia. Somalia là quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh do những yếu kém về nộp thuế và khả năng bảo vệ các nhà đầu tư. 

Báo cáo thường niên của WB đánh giá các quy định liên quan tới thành lập doanh nghiệp, chuyển giao tài sản hoặc giải quyết tranh chấp thương mại; thời gian và chi phí để hoàn thành mọi thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa qua một cảng biển; mức độ dễ dàng khi kết nối mạng lưới điện và những vấn đề khác mà các chủ doanh nghiệp ở bất kỳ quốc gia nào đều gặp phải.

Thanh Huyền

(Theo CNN)

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.