Để hiểu thêm về Nhà báo Hồ Chí Minh
Lịch sử Báo chí Việt Nam bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XIX. Tờ báo quốc ngữ đầu tiên là tờ Gia Định báo ra hàng tuần, khuôn khổ 25x32 cm, số đầu tiên ra mắt bạn đọc ngày 15/4/1865.(1) Tuy vậy, Báo chí cách mạng Việt Nam thì chỉ mới xuất hiện từ khi lãnh tụ vĩ đại Nguyễn Ái Quốc bước lên vũ đài chính trị.
Lịch sử Báo chí Việt Nam bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XIX. Tờ báo quốc ngữđầu tiên là tờ Gia Định báo ra hàng tuần, khuôn khổ 25x32 cm, sốđầu tiên ra mắt bạn đọc ngày 15/4/1865.(1) Tuy vậy, Báo chí cách mạng Việt Nam thì chỉ mới xuất hiện từ khi lãnh tụ vĩđại Nguyễn Ái Quốc bước lên vũđài chính trị.
Nhà báo kiệt xuất Hồ Chí Minh từng sử dụng 50 bút danh, sáng tác gần 500 tranh truyện và ký, hơn 2000 bài báo các loại viết bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Nga, Hoa, Việt, đăng trên 50 tờ báo và tạp chí ở trong và ngoài nước. Chính Người tham gia sáng lập 9 tờ báo: Người cùng khổ (Le Paria) năm 1922, Quốc tế nông dân (1924), Thanh Niên (1925), Công Nông (1925), Lính Kách mệnh (1927), Thân Ái (1928), Đỏ (1929), Việt Nam độc lập (1941), Cứu quốc (1942).
Xin giới thiệu tóm tắt diện mạo ba tờ báo chính:
1. Người cùng khổ (Le Paria). Đây là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa. Hội này do Nguyễn Ái Quốc cùng với một số chiến sỹ yêu nước của Angiêri, Tuynidi, Marốc, Mađagaxca, Máctiních...tham gia sáng lập vào tháng 10/1921 tại Pari, nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và xây dựng mối quan hệđoàn kếtanh em giữanhân dân thuộc địa với nhân dân lao động chính quốc.
Bác Hồ làm việc trong vườn Phủ Chủ tịch (1957). (Ảnh tư liệu)
Từ tháng 4/1922 đến tháng4/1926, báo Người cùng khổ ra được 38 số. Mỗi số in chừng 2000 bản, trong đó có 1000 bản gửi đi các nước thuộc địa của Pháp ở Châu Phi và Đông Dương.
Là chủ nhiệm kiêm chủ bút, nhiều lúc Nguyễn Ái Quốc còn làm cả nhiệm vụ thủ quỹ, liên lạc phát hành, bán báo... Người đã viết nhiều bài kịch lên án chủ nghĩa thực dân, cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc bị áp bức...(2)
2. Thanh niên. Đây là cơ quan ngônluận của Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Báo ra sốđầu tiên vào ngày 21/6/1925 và ngày này được vinh dự chọn là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Lúc đầu báo ra hàng tuần, in mỗi kỳ trên 100 bản tại cơ sở bí mật ở Quảng Châu (Trung Quốc). Về sau do khó khăn vềđiều kiện in nên số sau cách số trước thường từ 3 - 5 tuần.
Thời kỳở Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc kiêm Tổng Biên tập báo, viết những bài quan trọng, vẽ tranh...Báo ra được 88 số. Tháng 4/1927, Tưởng Giới Thạch khủng bố cách mạng Trung Quốc và những người cách mạng Việt Nam trên đất Quảng Châu. Nguyễn Ái Quốc bí mật sang Liên Xô. Cơ quan báo Thanh Niên chuyển đến Hồng Công, tiếp tục xuất bản cho đến cuối năm 1929. Số cuối cùng ra ngày nào nay chưa xác định được.(3)
3. Việt Nam độc lập. Đây là tờ báo đầu tiên trong hệ thống báo chí của Mặt trận Việt Minh, cũng là tờ báo cách mạng bằng tiếng Việt đầu tiên Nguyễn Ái Quốc sáng lập ở trong nước. Sốđầu tiên ra ngày 1/8/1941 tại Pắc Bó. Lúc này Bác đang lãnh đạo thí điểm xây dựng Việt Minh ở Cao Bằng, tiến tới xây dựng căn cứđịa cách mạng tại tỉnh này. Từđó đến 30/9/1945 báo ra được 120 số. Bác làm 30 sốđầu, sau đó từ tháng 8/1942 giao cho các đồng chí và học trò là Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Vũ Anh, Võ Nguyên Giáp đảm trách.
Ngoài việc sáng lập các tờ báo trên, Bác Hồ còn có đóng góp tích cực cho nhiều tờ báo cách mạng trong và ngoài nước, điển hình như: La Correspondance Internationanale (Thư tín Quốc tế), cơ quan của Quốc tế Cộng sản; L'Humanité (Nhân đạo), cơ quan của Đảng Cộng sản Pháp; Le vie ouvrière (Đời sống công nhân), cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp; Sự thật, tiền thân của báo Nhân dân, cơ quan của Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ởĐông Dương, thực chất là của Đảng Cộng sản Đông Dương; Nhân dân, cơ quan của Đảng Lao động Việt Nam, sau đó là của Đảng Cộng sản Việt Nam... Riêng báo Nhân dân từ số 1 ra ngày 11/3/1951 đến ngày Người đi gặp Các Mác, Lênin, Người đã viết đến 1188 bài báo. (5)
Dù viết dưới bút danh gì, bằng ngôn ngữ gì thì các bài báo của Người cũng đều hàm chứa lượng thông tin phong phú, trung thực, diễn đạt trong sáng, giản dị, thể hiện tầm uyên bác về tri thức văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại.
Từ kinh nghiệm bản thân, trong bài nói chuyện tại Đại hội III Hội Nhà báo Việt Nam ngày 7 và ngày 8/9/1962, Bác chỉ ra nhiệm vụ của báo chí là: "... phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta, cũng là nhiệm vụ của báo chí ta". Về cách diễn đạt, Bác khuyên các nhà báo chú ý giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp".
Về nội dung, Bác ân cần nhắc nhở phải luôn luôn trung thực, coi đó như một tiêu chuẩn đạo đức của người làm báo : "Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói chớ viết càn"... "Không nên chỉ nói cái tốt mà giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn..."
Bác đã vĩnh biệt chúng ta 42 năm, nhưng những lời dạy chí tình, chí nghĩa của Bác đến nay vẫn thật sự bổ ích cho các nhà báo và cho tất cả những người cầm bút nói chung!
Vinh, 6/2011.
---------------------
Chú thích:
(1), (3), (4) Theo Đỗ Quang Hưng (cb): Lịch sử Báo chí Việt Nam 1865 - 1945 Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, in lần thứ 2, 2001.
(2) Theo Nguyễn Khánh Toàn (cb): Lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985, tr.194-195.
(5)Theo báo Nhân dân ra ngày 19/5/1995.
Bác Hồ làm việc trong vườn Phủ Chủ tịch (1957)(Ảnh tư liệu)
Hồ Sĩ Hùy