Để thể thao Nghệ An thực sự chuyên nghiệp
Năm 2000, khái niệm "thể thao chuyên nghiệp" chính thức ra đời. Năm 2006, khi Luật Thể dục, thể thao ban hành, thể thao chuyên nghiệp được quy định cụ thể tại điều 44, mục II, chương III đã tạo nên sự thay đổi lớn về diện mạo của thể thao nước nhà hôm nay.
Tuy nhiên, "cuộc chơi" chuyên nghiệp không hề dễ dàng. CLB bóng đá Sông Lam Nghệ An, sau 10 năm lên chuyên vẫn chưa thể gọi là mô hình bóng đá chuyên nghiệp thực sự, bởi hiện vẫn phụ thuộc quá nhiều vào "bầu sữa" của NH TMCP Bắc Á. Giả sử nếu một mai ngân hàng này không còn mặn mà với bóng đá nữa, liệu SLNA có tựđi được trên đôi chân của mình hay không?
Còn những môn thể thao thành tích cao khác ở Nghệ An đều xuất phát từ cái nôi của Trung tâm ĐTHL TDTT tỉnh với trên 20 môn thể thao đang được đầu tư, phát triển và đang phụ thuộc hoàn toàn ngân sách của nhà nước. Đây chính là rào cản lớn nhất khiến thể thao thành tích cao của tỉnh nhà không thể sánh ngang với nhiều địa phương khác, mặc dù tiềm năng không bao giờ thiếu.
Nhìn vào thực tếở Nghệ An, để thể thao có tính chuyên nghiệp, việc đầu tiên cần làm là chính sách thu hút nhân tài (hay nói đúng hơn là chính sách giữ chân tài năng thể thao). Điều này không phải Nghệ An bây giờ mới làm nhưng còn bộc lộ quá nhiều bất cập, dẫn đến nạn "chảy máu" cầu thủ bóng đá và ở các môn thể thao khác như võ cổ truyền, đẩy tạ, điền kinh...
Thứ hai, cần phải cải tạo lại môi trường sinh hoạt về vật chất lẫn tinh thần cho vận động viên. Hiện nay, điều kiện tập luyện, chỗăn ở của VĐV Trung tâm ĐTHL TDTT tỉnh đã lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng, các VĐV ít có điều kiện để tiếp xúc với trang thiết bị khoa học kỹ thuật mới và chăm sóc y học thể thao hiện đại. Đối với việc cải thiện môi trường tinh thần, cần tăng cường giáo dục văn hoá, đạo đức cho VĐV, vốn đang tồn tại nhiều "hạt sạn". VĐV chuyên nghiệp phải là những người có văn hoá, đạo đức tốt.
Tính chuyên nghiệp còn thể hiện ở việc không để "chủ nghĩa bình quân" tồn tại trong bất cứ trường hợp nào. Khi đã phát hiện ra những VĐV có khả năng giành thành tích cao thì chếđộđãi ngộ, chếđộ chăm sóc, tập huấn, thi đấu quốc tế, tiền lương, thưởng... cho VĐV cũng như HLV của họ phải là đặc biệt chứ không thểđại trà. Và điều quan trọng nhất chính là phải xem thể thao như một nghề, VĐV phải là những người lao động thực sự "sống chết" với nghềđó.
Tóm lại, chuyên nghiệp trong thể thao thành tích cao là lộ trình tất yếu cho sự phát triển của thể thao Nghệ An và phải được kiểm soát bằng những nguyên tắc, chế tài chung và sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều nguồn lực xã hội khác.
Hoàng Nguyên