Dệt may- da giày: Đón đầu cơ hội từ TPP
Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực dệt may và da giày, vì thuế suất có thể giảm xuống 0%.
Dệt may - Đầu tư lớn
Năm 2012, Việt
Ông Lê Quốc Ân- cố vấn cao cấp của Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) - cho biết, nếu đàm phán TPP thành công, dệt may Việt Nam sẽ có lợi thế và cơ hội rất lớn ở thị trường Mỹ. Hiện tăng trưởng dệt may vào thị trường Mỹ khoảng 7%/năm và sau khi TPP được ký kết, tăng trưởng sẽ từ 15% trở lên, khả năng sẽ đạt 13 tỷ USD năm 2015 và 22 tỷ USD năm 2020.
Tuy nhiên để đón nhận được cơ hội lớn đó, các DN dệt may Việt Nam phải tích cực chuẩn bị để đáp ứng được những yêu cầu và qui định của TPP, ví dụ như hàng dệt may Việt Nam muốn được hưởng thuế suất 0% thì mọi công đoạn từ sợi trở đi phải được làm ở các nước TPP. Do đó, hiện nhiều dự án sợi, dệt, nhuộm của Vinatex đã và sẽ tích cực hoạt động như: Nhà máy sợi Vinatex Hồng Lĩnh, Nhà máy Phú Tài 2, Nhà máy sợi Phú Hưng, Đông Quý, PVTEX Nam Định, PVTEX Phú Bài 3.
Đặc biệt, trong năm 2013, Vinatex dự kiến sẽ đầu tư 2.400 tỷ đồng vào các dự án sợi, dệt, nhuộm, may, xem đây là chiến lược quan trọng trong việc hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Ông Lê Tiến Trường- Phó Tổng giám đốc Vinatex- cho hay, chiến lược này sẽ giúp ngành tạo giá trị gia tăng, tăng lợi thế cạnh tranh, giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
Nhiều DN dệt may đang mở rộng hợp tác với DN nước ngoài. Tổng công ty 28 đang hợp tác với một tập đoàn của Nhật đầu tư sản xuất vải len cung cấp cho các DN sản xuất Veston xuất khẩu và mở rộng thêm các nhà máy ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi.
Da giày - Tăng tỷ lệ nội địa hóa
Năm 2012, xuất khẩu da giày của Việt Nam đạt 7,2 tỷ USD, trong đó 31% ở thị trường Mỹ, với thuế suất 12%. Khi TPP được ký kết, thuế suất còn 0% sẽ tạo thêm sức cạnh tranh cho hàng giày dép Việt
Theo Hiệp hội Da giày- túi xách Việt
TPP sẽ tạo sức hút các FDI vào lĩnh vực dệt nhuộm, nguyên phụ liệu, nên dự báo sẽ còn nhiều liên doanh - liên kết nữa giữa DN trong nước và DN các nước trong đầu tư phát triển các khâu dệt, nhuộm, hoàn tất. |
Vì thế, cũng để đón đầu, các DN da giày trong nước đã có nhiều chuẩn bị. Chiến lược để tăng sức cạnh tranh và tận dụng lợi thế từ TPP của DN da giày là tập trung tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Ông Diệp Thành Kiệt- Phó Chủ tịch Lefaso- cho biết, thời gian qua, nhiều DN đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, gia tăng sử dụng nguyện phụ liệu trong nước, nhất là ở những mặt hàng giày vải, giày thể thao. Hiện tỷ lệ nội địa hóa của DN da giày khoảng 55%, dự kiến sẽ đạt 65% trong năm 2013 cho các sản phẩm giày cấp trung, giày thể thao, giày trẻ em, dép các loại. Công ty giày Thái Bình và một số DN khác cũng đang xúc tiến đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất PU và gần đây cũng thấy xuất hiện nhiều mẫu giày sử dụng công nghệ cao trước sản xuất tại Trung Quốc nay được sản xuất tại Việt Nam.
Một lợi thế nữa của ngành da giày trong nước là dù giá nhân công của Việt Nam đang cao hơn Indonesia, Campuchia, Myanmar, nhưng bù lại, năng lực sản xuất của DN Việt Nam được các nhà nhập khẩu đánh giá cao... Vì vậy, dù TPP chưa được ký kết, nhưng đã có nhiều nhà nhập khẩu da giày ở Mỹ tăng các đơn hàng tại Việt
Theo baocongthuong - P.H